Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn lớp 10

      VĂN HỌC YÊU NƯỚC THỜI TRUNG ĐẠI 

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/ 

1. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

- Các tác phẩm ra đời trong một thời kì lịch sử có nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước, phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh  qua các trận chiến: Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng với những tên tuổi chói lọi của các anh hùng Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Lê Lợi,…

- Trong bổi cảnh lịch sử ấy, văn học thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước, ý thức độc lập tự chủ, ý chí quật khởi chống ngoại xâm, lập chiến công lừng lẫy, đuổi giặc ra khỏi bờ cõi của dân tộc ta.

- Yêu nước là yêu vua bởi vua là tượng trưng cho đất nước, là căm thù giặc sâu sắc, là xây dựng đất nước hoà bình, là và tinh thần quật khởi chống xâm lược, là ý chí chiến đấu kiên cường.

- Những biểu hiện cụ thể:

Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt:

          + Tự hào về chủ quyền đất nước “Sông …….ở” -> “nước nam, vua Nam”-> khẳng định nền độc lập và chủ quyền của dân tộc VN => đánh đổ quan niệm của bọn pk phương Bắc coi VN như một quận, một châu của chúng, vua VN là do chúng lập ra. Hiện tại VN đã hoàn toàn độc lập, tự chủ, vua VN cũng là Hoàng đế nước Nam như Hoàng đế TQ -> VN hoàn toàn bình đẳng với TQ. Đó là một lời khẳng định đanh thép, có chứng cớ, có cơ sở “Rành……trời”: Trời đã quy định nên kẻ nào nghịch mệnh trời sẽ bị trừng trị.

          + Tự hào về khả năng chiến đấu và chiến thắng của dân tộc VN “Như………hư”. Yêu nước LTK tự hào và dũng cảm tuyên bố về nền độc lập và chủ quyền công khai trước áp lực của giặc Tống, đồng thời thể hiện quyết tâm sắt đá và bản lĩnh để báo trước bản án tử hình đối với kẻ thù xâm lược.

* Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão:

          + Tự hào về sức mạnh toàn quân, tự hào về đóng góp của trai đời Trần và công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, tự hào vì được góp sức bảo vệ non sông, góp sức làm nên chiến thắng hào hùng cho triều đại, cho dân tộc.

          + Yêu nước thể hiện qua tinh thần chiến đấu, niềm tự hào thể hiện qua sự trăn trở, khát vọng của chính bản thân tác giả.

* Bạc Đằng giang phú của Trương Hán Siêu:

- Yêu mến và tự hào về vẻ đẹp của non sông đất nước :

+ Tự hào về  dòng sông lịch sử: Nơi  ghi dấu chiến thắng ba lần oanh liệt chống ngoại xâm: 

à Ngô Quyền thắng quân Nam Hán

                    à Lê Hoàn thắng Tống

                    à Nhà Trần thắng Nguyên.

          + Tự hào về vẻ đẹp nên thơ của dòng sông lịch sử : “Bát ngát sóng kình muôn dặm - Thướt tha đuôi trĩ một màu - Nước trời một, phong cảnh ba thu – Bờ lau san sát bến lách đìu hiu..” và nơi chiến địa buổi “Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã

          + Tự hào về sức mạnh của quân dân nhà Trần, ông đã dựng lại bức tranh về cuộc thư hùng trên sông BĐ với những đường nét kì vĩ, màu sắc tươi tắn rực rỡ, hào khí ngất trời: “Đương khi ấy…..giáo gươm sáng chói

          + Tự hào khi đất nước sạch bóng quân thù, mở đầu xây dựng một giai đoạn

hoà bình : “ Giặc tan muôn thuở thanh bình – Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao

          + Say mê cảnh đẹp , thích thú du ngoạn khắp nơi để tìm hiểu quê hương đất nước “Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết…Học Tử Trường chừ thú phiêu diêu… Qua cửa Đại Than ngược bến Đông Triều, đến sông Bạch Đằng

          + Nghẹn ngào  khi nhớ về những anh hùng đã chiến đấu bảo vệ đất nước, nhất là người chủ tướng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

          + Yêu nước là yêu vua, yêu chủ tướng -> ngưỡng mộ và khâm phục hai vua “Anh minh hai vị thánh quân”, biết ơn Trần Hưng Đạo cũng như các vị anh hùng dân tộc đã làm nên chiến thắng:

                                      “Cũng là nhờ trời đất cho nơi hiểm trở

                                      Nhân tài giữ cuộc điện an…

                                      Trận Bạch Đằng mà đại thắng

                                      Bởi Đại Vương coi thế giặc nhàn.

          + Căm ghét khinh bỉ quân xâm lược “Mà nay nước sông tuy chảy hoài – Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”

=> Bài phú là bài ca  ca ngợi đầy hào hứng về dòng sông huyền thoại Bạch Đằng Giang, là bản hùng ca, cũng là bản tình ca về tình yêu nước và tự hào dân tộc.

* Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

- Căm thù giặc sâu sắc:  

+ Lên án bọn giặc xâm lược với thái độ sục sôi, coi giặc như cú diều, dê chó, hổ đói “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem tấm thân dê chó mà bắt bạt tể phụ.                           

          + Lời tâm sự : “Ta thường…..vui lòng

          + Khích lệ tinh thần quân sĩ

*Phò giá về kinh của Trần Quang Khải

- Tự hào về những chiến công lừng lẫy: “Chương Dương cướp giáo giặc

                                                                   Hàm Tử  bắt quân thù

- Mong ước giang san bền vững muôn đời:

                                                                   Thái bình nên gắng sức

                                                                   Non nước ấy ngàn thu.

*Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

- Tự hào về chí khí hào hùng của tướng lĩnh và khí thế ngất trời  của ba quân đời Trần:

                                      Múa giáo non sông trải mấy thu

                                      Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

                                      Công danh vương tử còn vương nợ

                                      Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

- Khát vọng lập công, cống hiến tài năng cho sự nghiệp độc lập dân tộc.

* Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi:

- Căm thù giặc, NT miêu tả kẻ thù như một bầy dã thú “Thằng há …chán”

- Thương dân điêu linh vì giặc đày đoạ, vơ vét, khủng bố, tàn sát : “Ngẫm thù lớn …  sống”

- Vì dân mà diệt bạo: “Việc nhân nghĩa……trừ bạo

- Ý thức độc lập tự cường: đau lòng nhức óc, mưu tính việc khôi phục nền độc lập cho nước nhà “Những trằn trọc….đồ hồi”

- Ý chí kiên cường dũng mãnh của nghĩa quân Lam Sơn: “Gươm mài đá…cạn”

- Tấn công giăc như vũ bão lập nên những chiến công hiển hách: “Đánh một ….cơn gió to quét sạch lá khô….vỡ”

2. Nhận xét về giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, sách Văn học 10, tập 1 viết: “Các nhà văn nhà thơ tiêu biểu của văn học giai đoạn này, bất luận là nhà nho hay nhà sư, hầu hết là những người có tham gia cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, và tác phẩm tiêu biểu của họ cũng là những tác phẩm viết về cuộc đấu tranh chống ngoại xâm… Bằng sự hiểu biết của mình về thơ văn giai đoạn này, hãy chứng minh ý kiến trên.

* Gợi ý:

- Các nhà văn, nhà thơ của giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến XV là những người trực tiếp tham gia chiến đấu chống xâm lược để bảo vệ chủ quyền dân tộc à đề tài chống ngoại xâm đã trở thành đề tài chủ yếu trong tác phẩm của họ. Cảm hứng thời đại của hào khí Đông A, của một thời Lam Sơn khởi nghĩa là chất men say, nguồn hiện thực giúp họ sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ của mọi thời đại: Bài thơ “Thần” tương truyền của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ văn” của Trần Quốc Tuấn, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi,…thơ Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu, Đặng Dung…tất cả đã tái hiện “không khí anh hifng của một thời đại anh hùng”, những anh hùng bất khuất chống ngoại xâm bảo vệ đất nước.

          * Bài thơ “Thần” tương truyền của Lý Thường Kiệt- bản “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên, khẳng định sức mạnh của đất nước Đại Việt:

                   + Với sức mạnh của quân và dân nhà Lý, chiến thắng trên sông Như Nguyệt là nguồn thi hứng mãnh liệt làm tiền đề cho bản tuyên ngôn đầu tiên “Nam quốc ….thủ bại hư”

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/ 

                   + Có hiểu được nỗi khổ nhục của một ngàn năm Bắc thuộc mới hiểu hết được sự sảng khoái, niềm tự hào của bài thơ “Sông núi nước Nam….đánh tơi bời”

=> hùng khí của bài thơ vút lên tận trời, nó không chỉ làm hoảng kinh nẻ thù mà còn là một niềm động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

          * Bài “Hịch tướng sĩ”- sức mạnh được nhân lên gấp bội:

                   + Hiện thực lớn lao của ba lần kháng chiến đánh tan Nguyên – Mông đã được tái hiện. Hiện thực đó là bức tranh toàn cảnh tác động lớn lao đến quân dân nhà Trần, nó biến thành lòng căm thù quân cuố nước: “Ta thường…..cũng vui lòng”

                   + Không có sức mạnh của trận “Bạch Đằng “sấm vang chớp giật” ko thể có một âm điệu như thế trong “Hịch tướng sĩ”. Mục đích của bài hịch là khích lệ tinh thần tướng sĩ nhà Trần, cơ sở của sự khích lệ vẫn là sức mạnh long trời lở đất của những chiến thắng trước, đó là cơ sở để Trần Quốc Tuấn gọi sứ giả của cường địch phương Bắc là “cú diều”, “dê chó”: “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem tấm thân dê chó mà bắt bạt tể phụ”

                   + Hiểu được tương quan lực lượng, binh mã giữa ta và kẻ địch, tầm vóc của quân đội nhà Nguyên với thế giới, ta mới thấy hết giá trị của những từ xưng hô đầy khinh miệt, mang tính chiến đấu cao của bài hịch

-  Sức mạnh của lời động viên, khích lệ đã thành hiện thực. Quân đội nhà Trần đánh tan quân Nguyên lần thứ ba. Tràn ngập trong văn thơ giai đoạn này là cảm hứng tự hào về sức mạnh của một thời đại anh hùng chống ngoại xâm.

          * Bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu đã mở đầu cho bản đại hùng ca của thời đại.

                   + Bài phú là một bản tổng kết vĩ đại về sức mạnh chiến thắng của quân dân ta với kẻ thù xâm lược “Đây là chiến địa buổi ….Giáo gươm sáng chói”

                   + Lời phú sảng khoái mà tha thiết, rực lửa chiến thắng mà vẫn chứa chan nhân nghĩa. Đó cũng là sức mạnh chiến thắng, lí tưởng sáng ngời của một đất nước luôn luôn bất khuất chống ngoại xâm.

          * Thơ của Phạm Ngũ Lão và Trần Quang Khải – những danh tướng nhà Trần vừa rời tay gươm, đã không ngăn cảm xúc, cầm bút hòa chung vào bản hợp xướng vĩ đại của đất nước:

                   + Trong “Tụng giá hoàn kinh sư” tác giả viết “Đoạt sóc Chương Dương độ…..Vạn cổ thử giang san”

                   + Trong “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão: từ những chiến thắng, từ hình ảnh những người anh hùng thời đại, ông đã khắc tạc trong thơ tượng đài kì vĩ của người nam nhi mang lí tưởng chống giặc ngoại xâm: “Hoành sóc…Vũ Hầu”

=> Đó là hình ảnh chung của người VN trên con đường gian khổ để giữ gìn giang sơn gấm vóc. Hình ảnh này tiêu biểu cho vẻ đẹp thời đại, nó có giá trị khởi đầu để sau đó xuất hiện những hình ảnh kế tục trong thơ ca

          * Trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi – hình ảnh chiến đấu và chiến thắng:

                   + Mười năm trường kì gian khổ, nếm mật nằm gai, mười năm “ngẫm thù lớn há đội trời chung” đã hun đúc nên sức mạnh long trời lở đất của nghĩa quân Lam Sơn trước “quân cuồng Minh”. Nếu bài thơ “Thần” của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất thì Bình Ngô đại cáo  là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc – bản tổng kết mười năm anh dũng, gian khổ chống giặc, mở ra một kỉ nguyên mới cho tương lai đất nước. Hiện thực đã thổi vào thơ văn những luồng gió làm bừng sáng ngọn lửa tiêu diệt kẻ thù: “Đánh một trận….chim muông”  để rồi “Tướng giặc bị cầm tù…..hiếu sinh”

                   + Trong “BNĐC” niềm tự hào và tinh thần dân tộc đã lên đến đỉnh cao. Cùng với những áng thơ văn chiến đấu đời Lí, Trần, tác phẩm là một tập đại thành cho phép chúng ta nghĩ rằng âm điệu chiến đấu và chiến thắng là âm điệu chủ yếu của giai đoạn văn học này.

=> Từ thế kỉ X đến XV là thời đại mà mọi tác phẩm, trước hiện thực lớn lao của đất nước, đã hòa chung một điệu, tạo nên một khúc anh hùng ca chiến đấu và chiến thắng của một thời đại anh hùng.

3. Hãy chứng minh rằng nội dung chủ yếu  của văn học từ thế kỉ X đến XV là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược.

* Gợi ý:

- Khái quát:

          + Từ khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, dành được nền độc lập, tự chủ, dân tộc ta không ngừng đấu tranh anh dũng bảo vệ đất nước suốt mấy thế  kỉ.

          + Trong bối cảnh lịch sử đó, văn học từ thế kỉ X đến XV đã thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược của dân tộc ta.

- Phân tích, chứng minh:

* Tinh thần yêu nước:

                   - Thế kỉ X đến XV là thời kì lịch sử có nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước: phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh qua các trận chiến Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng, với những tên tuổi chói lọi của các anh hùng Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi.

                   - Nội dung văn học thời kì này phản ánh tinh thần yêu nước với những biểu hiện cụ thể:

          a) Yêu nước là thương dân, vì dân diệt bạo:

                   - Trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc:

                             + Hịch tướng sĩ  lên án bọn giặc xâm lược với thái độ sôi sục, coi giặc như cú diều, dê chó, hổ đói, trực tiếp bộc lỗ nỗi căm hờn của chủ tướng “nửa đêm vỗ gối……quân thù”

                             + Bình Ngô đại cáo  cũng miêu tả giặc như một bầy dã thú “thằng há miệng….răng” để tàn hại nhân dân ta.

-         Thương dân điêu linh vì giặc đày đọa, vơ vét, khủng bố tàn sát nên

người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã:

                             Ngẫm thù lớn……không cùng sống

                    - Để vì dân mà diệt bạo:

                             Việc nhân nghĩa……lo trừ bạo

                                                          (Bình Ngô đại cáo”

          b) Yêu nước là xây dựng đất nước hòa bình:

                   - Mong ước giang san bền vững muôn đời:

                             Thái bình nên ….ngàn thu (Phò giá về kinh)

                   - Tự hào khi đất nước sạch bóng quân thù, mở đầu một giai đoạn xây dựng hòa bình:

                             Muôn thở nền thái bình ……nhục nhã sạch làu

                                                          (Đại cáo bình Ngô)

*Tinh thần quật khởi chống xâm lược

          a) Ý thức độc lập tự chủ và tinh thần quật khởi chống xâm lược:

                   - Thể hiện qua lời cảnh cáo bọn giặc cướp nước:

                             Cớ sao lũ giặc ….tơi bời

                                                ( Sông núi nước Nam)

                   - Thể hiện qua lời hịch của Trần Quốc Tuấn quyết bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai, qua chí khí hào hùng của tướng lãnh, hào khí ngất trời của ba quân nhà Trần:

                             “Múa giáo non sông …..thôn ngưu”

                                                          (Tỏ lòng)

                   - Thể hiện nỗi đau lòng nhức óc, mưu tính việc khôi phục nền độc lập cho nước nhà qua lời Đại cáo bình Ngô:

                             “ Những trằn trọc …..đồ hồi”

                                                                   (Đại cáo bình Ngô)

          b) Ý chí chiến đấu kiên cường, lập chiến công lừng lẫy, đuổi giặc ra khỏi bờ cõi:

                   - Chiến thắng rực rỡ trong đời Trần:

                             “Chương Dương cướp ….quân thù”

                                                          (Phò giá về kinh)

                   - Với khí thế oai hùng:

                             “Thuyền bè muôn đội….Giáo gươm sáng chói”

                                                          (Phú sông Bạch Đằng)

                   - Ý chí kiên cường dũng mãnh của nghĩa quân Lam Sơn:

                             “Gươm mài đá…..phải cạn”

                   - Tiến công giặc như vũ bão, chiến thắng oanh liệt:

                             “ Đánh một trận ….phá toang đê vỡ”

                                                          (Đại cáo bình Ngô)

* Kết luận:

          - Từ thế kỉ X đến XV là giai đoạn dành độc lập và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta. Quá trình lịch sử vẻ vang đó chẳng những ghi nhận những chiến công hiển hách của dân tộc mà còn xây dựng được một nền văn học viết rất đáng tự hào.

          - Nền văn học viết với nội dung chủ yếu là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lược, đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta.

4. Trong nền văn học dân tộc có một số áng thơ văn ra đời vào những thời điểm trọng đại của đất nước, được coi là những tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Hãy bàn luận về nội dung và tinh thần chung của các tác phẩm đó.

*Khái quát:

          - Suốt bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc VN luôn phải chiến đấu quyết liệt để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Điều này như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm văn học lớn từ xưa tới nay.

          - Ra đời vào những thời điểm trọng đại của đất nước, một số áng thơ văn được coi như những tuyên ngôn độc lập của dân tộc, mang dấu ấn của một thời, song giá trị của nó trường tồn cùng dân tộc. Lịch sử giữ nước và hào hùng của dân tộc ta ở thế kỉ XI, XV và XX đã được văn học nước nhà ghi lại qua một số tác phẩm bất hủ.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/ 

* Bàn luận:

Ở thế kỉ XI: Bài thơ “Thần” tương truyền của Lí Thường Kiệt:

          - Chúng ta còn nhớ cách đây gần một thế kỉ, năm 1077, quân xâm lược nhà Tống đã binh hùng tướng mạnh, hùng hổ kéo sang xâm lược nước ta. Bọn chúng đã bị người anh hùng dân tộc Lí Thường Kiệt cùng quân dân ta chặn đánh quyết liệt. Cuộc hành quân tàn bạo của giặc Tống bị chặn đứng trên trận tuyến sông Như Nguyệt nổi tiếng trong lịch sử. Bài thơ “thần” đã ra đời trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt này. Bài thơ có nguyên tác chữ Hán: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư …..Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

          -  Bằng một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, đanh thép, vị tổng tư lệnh quân đội nhân dân VN thời đó, tương truyền là tác giả bài thơ đã khẳng định chủ quyền độc lập bất khả xâm phạm của dân tộc. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã khẳng định một cách sắt đá:

                   “ Nam quốc….thiên thư”

                   “Nam quốc sơn hà” là sông núi nước Nam; “Nam đế cư” là vua nước Nam. Điều đó đã trở thành bất di bất dịch. LTK nói đến vua nhưng chủ yếu là trong giai đoạn lịch sử này là quyền lợi của dân tộc và quyền lợi của giai cấp thống trị gắn bó chặt chẽ với nhau. Nước mất nhà tan, điều đó ai cũng hiểu. Vì thế, ở thời điểm ấy “Nam đế” không tách rời dân tộc mà biểu hiện cho sức mạnh vùng lên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.

                   + Một lần nữa tác giả nhấn mạnh điều mình vừa khẳng định, nước Nam là của vua Nam, của dân Nam và đã được “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, có nghĩa là một sự quả quyết chắc chắn. Giai cấp thống trị xưa kia khi cần củng cố địa vị thống trị của mình thường dùng thần quyền để mê hoặc con người. Cho nên ngay cả khi giai cấp phong kiến hình thành, chính nó đã không ngừng gieo sâu vào tiềm thức của mọi người: vua là con trời, vua thay trời trị vì dân chúng, vua là người trung gian cầm cân nảy mực trong quan hệ giữa các thành viên trong xh pk. Vì thế, theo quan niệm của người xưa, trời là một lực lượng siêu nhuên có quyền uy tối cao, cứ sức mạnh vô địch; trời là sức mạnh, trời là chân lí. LTK đã rất khéo léo trong việc lấy uy quyền của trời để xác nhận một cách vững chắc chủ quyền độc lập của dân tộc. Thực chất là ông mượn tư tưởng phong kiến để biện hộ cho ý tưởng của mình. Trên cơ sở đó rõ ràng quyền lợi của dân tộc, của đất nước đã được đặt lên trên hết. Và nếu bóc đi cái vỏ thần linh mầu nhiệm ấy thì sự khẳng định của LTK là sự khẳng định của lí trí, của sức mạnh dân tộc, của sức mạnh chính nghĩa. Thần linh ở đây hiểu rộng ra chính là cha ông ta từng làm nên lịch sử giữ nước vẻ vang và giờ đây là linh hồn của đất nước tiếp sức cho con cháu bảo vệ vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc thân yêu.

          - Xuất phát từ nhận thức đúng đắn, bài thơ là một bản anh hùng ca tràn đầy khí thế tiến công: “Như hà nghịch lỗ….bại hư”

                   + Đứng trên lập trường của một dân tộc có chủ quyền, tác giả lên tiếng hỏi tội quân xâm lược và vạch trần tội ác của chúngà Tác giả đang đứng ở tư thế của những người chiến thắng, tư thế của một dân tộc quật cường mà dồn kẻ thù vào chân tường của sự phi lí. Chúng là phi nghĩa, chúng đã làm trái lẽ trời; vậy trời sẽ không dung tha chúng, và sự thất bại cuối cùng của chúng là không tránh khỏi: “Nhữ đẳng hành khan….hư”- đó là số phận của kẻ xâm lược.

                   + Kẻ thù sẽ bị tiêu diệt vì chúng đã tâm làm một việc phi nghĩa, xâm phạm đến một đất nước có chủ quyền.

=> Bài thơ vang lên tiếng nói của công lí, của chính nghĩa, tiếng nói tự lập tự cường hào hùng của dân tộc ta, nó là bản anh hùng ca bất diệt của non sông đất nước, nó toát lên khí phách quật cường của hào khí tiến công. Bài thơ xứng đáng là một nảm tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, đã chứng tỏ rằng một dân tộc dù nhỏ bé nhưng anh dũng, can trường và có một truyền thống đấu tranh bảo vệ độc lập thì luôn đủ sức mạnh chiến thắng kẻ thù to lớn, bất kể chúng từ phương nào tới.

Ở thế kỉ XV có: Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi:

          - Tiếp nối truyền thống quý báu của dân tộc, ở thế kỉ XV, nhân dân ta đã tiếp tục vẽ nên những trang sử chói lọi trong sự nghiệp chiến đấu giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Trước đó ở thế kỉ XIII, quân dân nước Đại Việt đã ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông. Đất nước hòa bình chưa được bao lâu thì giặc Minh tràn sang, gây cho dân ta bao đau thương tang tóc, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã đứng lên lãnh đạo toàn dân làm một cuộc khởi nghĩa ròng rã mười năm trời, và kết thúc thắng lợi vẻ vang. Cuộc khởi nghĩa ấy đã đi vào văn học qua Đại cáo bình Ngô tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc: “Như nước Đại Việt ta….cũng có”

          - Niềm tự hào có được là do lịch sử hào hùng của dân tộc đã được xem như một cơ sở, một điểm tựa cho một quan niệm mới mẻ về dân tộc, về đất nước. Tác giả đã đặt dân tộc mình ngang hàng với các triều đại pk TQ, phủ nhận tham vọng của một nước lớn muốn thôn tính nước bé. Điều đó khẳng định lại dù thế nào chăng nữa, nước ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, ko một thế lực ngoại bang nào có thể chà đạpà tác giả đã tố cáo tội ác tày trời của quân thù: “Nướng ….vạ”

          - Trải qua thử thách gian lao, ông cha ta đã dạn dày, đã hiểu thế nào là thế đứng của một dân tộc có chính nghĩa. Vì thế mà trải qua những ngày nếm mật nằm gai, quân dân ta càng thêm đoàn kết sát cánh bên nhau vì sự nghiệp lớn lao: “Nhân dân bốn cõi….rượu ngọt ngào”à NT đã cho thấy sức mạnh to lớn của toàn dân khi họ đoàn kết chiến đấu dưới ngọn cờ chính nghĩa dành độc lập, tự do. Hình ảnh nhân dân được nhắc đến với một tình cảm thiết tha trìu mến và trân trọng. Sự nghiệp chính nghĩa là của nhân dân, thuộc về nhân dân. Nhân dân là một lực lượng đông đảo, họ làm nên chiến thắng và làm nên lịch sử. Người cầm quân giỏi chính là người thấy sức mạnh vô địch ở nhân dân và biết tập hợp nhân dân để phát huy sức mạnh vĩ đại đó. So với Nam quốc sơn hà thì Đại cáo bình Ngô đã có một bước tiến vượt bậc. Tổ quốc, giang sơn ko chỉ còn bó hẹp trong khái niệm ông vua và ông trời mà đã bao hàm một nội dung rộng lớn hơn: Tổ quốc là nhân dân. Vì thế, ko cần viện dẫn thần linh, NT chinh phục lòng người bằng chính lịch sử và bằng chính chiến công trong hiện tại với một quan điểm nhân nghĩa đúng đắn: Đem đại nghĩa….cường bạo”- quan điểm vô cùng nhân đạo và cao thượng thể hiện ở thế đứng quật cường, thế đứng trên đầu thù của dân tộc ta. Hiếm có một đất nước nào, một dân tộc nào có được thế đứng hào hùng, oanh liệt. Phải chăng dân tộc VN, tuy kinh qua khói lửa của chiến tranh nhưng với bản chất nhân đạo, đã làm nên thế đứng tuyệt vời và “đại nghĩa”, “chí nhân” là bản chất trong đạo lí ứng xử của dân tộc.

=> Đại cáo bình Ngô là một áng thiên cổ hùng văn của thời đại, là kiệt tác của nền văn học nước nhà. Cùng với “Nam quốc sơn hà”, bài cáo đã toát lên tinh thần tự cường dân tộc, toát lên hào khí chống giặc giữ nước oai hùng. Bài Cái là sự kết tinh của tư tưởng, tình cảm và ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta của nhân dân ta trong một thời điểm lịch sử trọng đại và ngay nay những áng thơ văn bất hủ ấy đã và đang được các thế hệ phát huy cao độ trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc.

 *Tiểu kết:

          Lịch sử của dân tộc ta đã làm nên những trang sử hào hùng. Lịch sử đó đã phản ánh vào trong văn học thông qua những nhà văn, nhà thơ lớn và đồng thời cũng là những anh hùng của dân tộc, những tác phẩm ấy xứng đáng là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, khẳng định chủ quyền của dân tộc, tính chất chính nghĩa của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta trong thời đại phong kiến.

Ở thê kỉ XX có Tuyên ngôn độc lập  của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Trải qua hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến và gần một trăm năm rên

xiết dưới ách thống trị của thực dân Pháp, dân tộc ta vẫn làm nên những kì tích huy hoàng, vẫn “vươn lên như một thiên thần” (TH). Một dân tộc khao khát tự do, một dân tộc khao khát hòa bình và thân thiện, một dân tộc quyết đem xương máu của mình để giữ gìn và bảo vệ độc lập tự do, đương nhiên dân tộc đó phải được sống trong độc lập và hòa bình.. Chính vì vậy bằng cuộc cách mạng tháng Tám, dân tộc ta đã phá tan xiềng xích nô lệ bước sang cuộc đời mới. Cách mạng tháng Tám đã đem lại ấm no, hạnh phúc và đã đem lại hình thái xh mới tốt đẹp hơn những hình thái đã có trong lịch sử. Với cuộc cách mạng này, dân tộc ta đã thấy được con đường đi lên của chính mình, con đường thoát khỏi gông xiềng nô lệ. Ngày dành được chính quyền về tay nhân dân ta cũng là ngày đất nước bước sang một chính thể mới, chính thể dân chủ cộng hòa. Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình là bản tuyên ngôn mở ra cho dân tộc ta một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên hòa bình và hạnh phúc.

...

Link tải file word đầy đủ: TẠI ĐÂY  hoặc TẠI ĐÂY

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/ 

Previous Post Next Post

QC

QC