Skkn Một số thủ thuật nâng cao hiệu quả dạy “Post-speaking” trong tiết dạy kỹ năng nói môn tiếng Anh THCS

 


  1. Lời giới thiệu:

Tôi được học tiếng Anh từ khi được bước chân vào học cấp THCS đến nay là một giáo viên giảng dạy tiếng Anh, bản thân tôi luôn thích khám phá và áp dụng phần “Post-speaking” sau khi được lĩnh hội kiến thức của tiết học mà các thầy cô đã giảng. Tôi thích mình được thỏa sức diễn đạt những gì mình cảm nhận, mình lĩnh hội được qua từng tiết dạy nói của các thầy cô. Đến khi là một giáo viên dạy ngoại ngữ, tôi lại mong muốn học sinh của mình có được những ham mê, yêu thích bài học cũng như phần thực hành này để một tiết dạy nói có hiệu quả cao.

Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy cũng có nhiều khó khăn về phía giáo viên như: có những tiết dạy do phân phối chương trình phần thực hành nói trong một tiết dạy còn ít nên không có nhiều thời gian cho học sinh thực hành phần này nhiều. Việc hướng dẫn HS sử dụng tiếng Anh vào giao tiếp hàng ngày còn hạn chế. Về phía học sinh: sĩ số lớp học đông nên khó khăn cho việc tổ chức và kiểm soát học sinh thực hành nói. Kỹ năng nói tiếng Anh còn hạn chế, càng học các lớp lớn các em càng ngại nói tiếng Anh. Nhiều em còn e dè, chưa bắt nhịp vào bài học một cách chủ động để thực hành nói. Không có cơ hội được giao tiếp với người nước ngoài nên hạn chế sự phát huy về khả năng giao tiếp vào môi trường sống hàng ngày của các em.

Trong quá trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh tại trường THCS tôi thấy dạy một tiết dạy nói học sinh còn ngại nói có thể vì chưa tự tin vào khả năng nói tiếng Anh của mình hoặc do vốn kiến thức về từ vựng và ngữ pháp còn ít nên gây tâm lý cho các em sợ nói sai, xấu hổ với các bạn cùng lớp, xấu hổ với thầy cô nên tiết học nói còn nặng nề, không khí học có phần trầm lắng, các em chưa có nhiều hứng thú thiếu tính sáng tạo tư duy trong quá trình học. Nhưng để tìm thấy một bộ sách tham khảo các phương pháp dạy tiết Speaking có hiệu quả thì vẫn là vấn đề khó khăn đối với mỗi giáo viên. Bên cạnh đó có rất ít đồ dùng dạy học, giáo cụ trực quan phục vụ cho việc dạy về phần thực hành nói này mà đòi hỏi các em vận dụng phần kiến thức vừa học để tự mình biến nó là lời nói của mình..... Vậy làm thế nào để vận dụng các kiến thức một cách sâu sắc và áp dụng tốt nhất để mỗi học sinh phát triển kỹ năng nói sau tiết dạy Speaking? Qua những năm giảng dạy bản thân tôi đã luôn trăn trở và thôi thúc tìm những phương pháp mới kết hợp lý thuyết, cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình tôi tìm ra được một số giải pháp nghiên cứu, chọn ra được một số thủ thuật để nâng cao hiệu quả phần dạy “Post-speaking” trong tiết dạy Speaking skill môn tiếng Anh THCS.

Điểm mới của các thủ thuật này sau khi được áp dụng: ngoài việc HS được học, được luyện nói trên lớp, giáo viên còn giúp HS luyện tập thực hành nói tiếng Anh thông qua các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ “English Speaking Club” và trong các buổi ngoại khóa sân chơi tiếng Anh với các chủ đề thiết thực như “How to keep your school green, clean and beautiful”, “How to study English well”, …. Trường THCS Tích Sơn đã tổ chức thực hiện 2 buổi ngoại khóa/ năm học, nhận được 100% sự tham gia tích cực của HS trong trường. Đó chính là giáo viên đã tạo cơ hội, tạo môi trường nói tiếng Anh cho HS. Thông qua những hoạt động thường kỳ này, HS cảm thấy phấn khởi say mê hơn với môn học tiếng Anh, kỹ năng, sự tự tin nói tiếng Anh của các em phát triển tốt hơn trong bất kỳ tình huống giao tiếp nào.

2. Tên sáng kiếnMột số thủ thuật nâng cao hiệu quả dạy “Post-speaking” trong tiết dạy kỹ năng nói môn tiếng Anh THCS

3. Tác giả sáng kiến:                                                             

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Sáng kiến được áp dụng trong phần dạy “Post-speaking”  trong tiết dạy kỹ năng nói môn tiếng Anh THCS

6Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 8/2018

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

7.1. Nội dung của sáng kiến

7.1.1. Cơ sở để xây dựng sáng kiến

Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là một môn học có đặc thù riêng. Việc học và sử dụng nó đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù sáng tạo của cả người học lẫn người dạy. Muốn nghe được, nói được là giao tiếp được. Đặc biệt trong nền cải cách giáo dục như hiện nay, dạy tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp được nhiều người ủng hộ. Theo phương pháp này học sinh có nhiều cơ hội để giao tiếp với bạn bè, với giáo viên để rèn luyện ngôn ngữ, chủ động tích cực tham gia vào các tình huống thực tế: Học đi đôi với thực hành.  Để gây được trí tò mò ham muốn của học sinh với môn học thì cũng không tránh khỏi những khó khăn làm nản trí người học: đó chính là làm sao tạo được sự yêu thích cuả học sinh với bộ môn mình phụ trách, mà trong khi đó hội thoại tiếng Anh là một phần quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ. Để học sinh hứng thú học một bài hội thoại thì giáo viên phải giúp cho học sinh hiểu rõ ràng tình huống và ngữ cảnh của bài hội thoại. Thông thường các em không biết phải bắt đầu việc nói của mình như thế nào, thiếu ý tưởng, từ vựng và cấu trúc câu, hay không biết vận dụng câu đó vào ngữ cảnh nào, tình huống nào cho hợp lý..  nên chúng ta cần tạo một sự dễ dàng và hứng thú cho các em khi học giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh trên lớp, trong cuộc sống hàng ngày,... Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là một môn học có đặc thù riêng, do đó giáo viên cũng giống như một người nghệ sĩ, cần nhận biết một cách tinh tế, nhạy cảm để có thể tạo cho đối tượng học những hứng thú và niềm yêu thích đặc biệt với bộ môn mình phụ trách. Người thầy không phải là người duy nhất nắm giữ kiến thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, người hỗ trợ, người cố vấn người kiểm tra….. Người học không cũng là người thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập nhằm đạt được mục tiêu dạy học của mình. Việc đổi mới phương pháp dạy học là rất rõ ràng và quan trọng đặc biệt trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Từ những luận điểm trên việc các em học sinh trực tiếp tham gia vào quá trình học tập, cụ thể đóng vai và sử dụng hội thoại một cách tự nhiên và linh họat sẽ tạo được niềm vui hứng khởi trong phân môn tiếng Anh. Bản thân tôi đã áp dụng kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại, học và chơi, chơi mà học vào các tiết dạy gây hứng thú cao nhất cho đối tượng học và trong quá trình thực nghiệm của các lớp đạt kết quả tương đối khích lệ. Các em đó thích học môn tiếng Anh hơn, hứng khởi và mạnh dạn hơn. Nhiều em đạt điểm giỏi, khá hơn. Cảm giác nặng nề với một tiết học không còn và điều đó chứng tỏ hướng đi của tôi là đúng đắn.

          Sáng kiến kinh nghiệm của tôi tuy không có nhiều điểm mới nhưng rất quan trọng, gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học, sách giáo khoa mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của dạy và học trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Dưới đây là một số những biện pháp tôi đã thực hiện qua đề tài:

7.1.2. Các giải pháp cụ thể

7.1.2.1. Xác định mục đích và hoạt động của từng tiến trình dạy kỹ năng nói

Tiến trình của một bài dạy nói (có thể có 2 kỹ năng trong 1 tiết dạy, kỹ năng nói có thể dạy tách rời hoặc lồng ghép cùng dạy với kĩ năng khác).

 

Nội dung

Mục đích

Các hoạt động

1

Pre-speaking (Presentation)

Lôi cuốn sự hứng thú của học sinh.

Tạo ra nhu cầu muốn giao tiếp cho học sinh.

Khuyến khích học sinh suy nghĩ về chủ điểm mà họ sẽ thực hành nói.

Giới thiệu chủ điểm của bài nói, giới thiệu ngữ cảnh nhân vật.

Đưa ra câu hỏi gợi ý.

Giới thiệu từ mới.

2

 

 

 

While-speaking (Practice)

 

Giúp cho học sinh:

- Hiểu nội dung thực hành nói

- Biết vận dụng cấu trúc trong bài hội thoại mẫu để xây dựng những bài nói tương tự theo sự hướng dẫn của GV

Thực hiện các bài tập luyện nói thông qua:

- Luyện tập có sự hướng

dẫn của GV.

 

 

 

 

3

Post-speaking

(Production)

Giúp học sinh phát triển khả năng giao tiếp

- Thực hiện các bài tập.

- Luyện nói thông qua luyện tập tự do và liên hệ với thực tế.

 

7.1.2.2. Một số thủ thuật cho phần dạy «Production – Post-speaking» trong tiết dạy Speaking skill

Trong phần dạy này giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp HS sử dụng ngôn ngữ của chính mình để thể hiện kỹ năng nói kết hợp cả cấu trúc mà các em vừa học với vốn kiến thức mà các em đã học vào giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Để một tiết dạy kỹ năng nói thành công, các bước dạy cần được cân nhắc và tìm ra những phương pháp thích hợp để học sinh có thể hiểu và vận dụng bài một cách tốt nhất. Post-speaking là giai đoạn sản sinh lời nói sau khi đã được học về ngữ liệu qua phần Pre-, While-speaking. Giáo viên cần phải mở rộng hoạt động để hoàn chỉnh kỹ năng nói cho HS, giúp HS sử dụng ngôn ngữ riêng, kiến thức vốn có của các em với các cấu trúc và từ vựng vừa được luyện vào tình huống cụ thể. Dưới đây là 15 thủ thuật có thể được sử dụng trong phần Post-speaking mà tôi đã áp dụng và làm tăng được hiệu quả của bài dạy.

1. Discussion

          Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm hoặc theo cặp đôi về những bài học các em rút ra được qua nội dung đã được thực hành.

Ví dụ: English 8 – Unit 8: ENGLISH SPEAKING COUNTRIES

Lesson 5: Skills 1

Activity 5: Work in groups. Read and discuss these interesting facts about Australia. Prepare a short introduction of Astralia.

        Giáo viên yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ (5-6 em)

Yêu cầu các em xem qua các sự thật thú vị về Australia, thảo luận nếu như có thông tin nào chưa rõ ràng. Yêu cầu các em nắm rõ thông tin để viết phần chuẩn bị nói của nhóm mình.

        Học sinh thảo luận theo nhóm, có thể bổ xung thêm thông tin nếu các em biết hoặc bỏ bớt nếu các em không thích.

        Sau khoảng 3-5 phút Giáo viên gọi đại diện một số nhóm lên trước lớp trình bày nội dung nhóm nình đã chuẩn bị. Các nhóm khác có thể bổ xung hoặc chỉnh sửa (nếu cần thiết).

        Sau khi các nhóm trình bày xong, cả lớp bàu chọn bài nói hay nhất, 

2. Free Role play

Hs làm việc trong cặp hoặc nhóm theo vai trò hay nhân vật mà các em được giao theo các tình huống.

Ví dụ: English 8 – Unit 9: NATURAL DISASTERS

Lesson 5: Skills 1

Activity 4a. Make the list of things to do "before", "during" and "after" each of the disasters in your area.

Disasters

Things to do

Before

During

After

Typhoon

Think what to buy..

Find shelter

Clear the debris

Earthquake

 

 

 

 

 

 

 

Activity 4bDiscuss what you should do in the event of a natural disaster in your area.

Example Exchange

Student A

Student B

- What should you do to prepare for a typhoon in your area?

 

- Why do you………………………..?

- First, I’ll make sure that I get something I’ll need when there is a typhoon coming.

- ……………………………………

 

 

3. Brainstorm

          Yêu cầu HS làm việc theo từng nhóm (hoặc làm cá nhân). Mỗi nhóm cử một thư ký ghi lại ý kiến của nhóm sau đó viết lên poster. Dán các poster lên bảng. Các nhóm so sánh kết quả và bổ sung những thông tin mà nhóm mình chưa có.

Ví dụ: English 6 – Unit 7: NATURAL DISASTERS

Lesson 5: Skills 1

Tell your group about your favourite TV programme. Your talk should include the following information:

  • the name of the programme
  • the channel it is on
  • the content of the programme
  • the reason you like it

Yêu cầu HS trong 3 phút chọn chương trình TV và đưa ra ý kiến của mình về 4 nội dung trên, các em tập trung vào các lý do để giải thích tại sao mình thích chương trình TV đó.

Hết thời gian GV yêu cầu một vài HS đứng trước lớp trình bày phàn chuẩn bị của mình. GV có thể viết lên bảng tên chương trình TV yêu thích của một vài em, cả lớp có thể theo dõi xem có bạn nào cùng thich chương trình TV với mình không?

4. Mapped Dialogue

Giáo viên viết một vài từ gợi ý hoặc vẽ hình minh họa lên bảng hoặc tranh gợi ý. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nói theo cặp. Giáo viên gọi một số cặp học sinh để kiểm tra. Với những lớp yếu giáo viên có thể tạo cơ hội cho các em bằng cách gọi những cặp học sinh khá của lớp làm trước.

5. Survey

          Giáo viên nêu chủ điểm hoặc viết câu hỏi ra bảng rồi yêu cầu học sinh làm việc theo từng cặp, lần lượt một em hỏi một em trả lời  và đổi vai. Vừa hỏi các em vừa ghi chú thông tin về bạn mình. Sau khi phỏng vấn xong giáo viên yêu cầu một số học sinh tường thuật lại cho cả lớp nghe những thông tin mà em đã biết về bạn mình hoặc yêu cầu các em viết thành câu vào vở hoặc có thể yêu cầu các em viết ở nhà như một bài tập về nhà.

Ví dụ: English 8 – Unit 10: COMMUNICATION

Lesson 5: Skills 1

Activity 5This can be done as a mingle activity where ss stand up and talk to different classmates to complete the survey. Otherwise, ss can do it in groups of five or six where each member completes the survey himself/ herself and share it with group. The group leader will then report to the class either the ways of communication that are most mentioned or the way of communication that the group like best.

Purpose

At present

In the year 2030

1. Working on group project

I (use) ……

I’ll be using ………..

2. Keep in touch with a friend who lives far away.

 

 

3. Contacting friends to meet to see a film.

 

 

4. Asking your teacher something that you didn't understand in the lesson.

 

 

5. Letting your parents know you want to say sorry.

 

 

6. Showing love to your pet.

 

 

 

6. Retelling

          Hoạt động này giúp học sinh kể lại câu chuyện hay bài hội thoại mà các em đã được học dựa vào tranh hoặc từ gợi ý.

Ví dụ: English 9 – Unit 5: WONDERS OF VIET NAM

Lesson 5: Skills 1

Activity 4a. Ask Ss to work in pairs, and use the ideas in A3 to suggest ways to protect and preserve the man-made wonders of Viet Nam.

T goes round to provide help if necessary.

Activity 4b. Have the representative of each pair in turn report their best ideas to the whole class. Give comments and make any correction if necessary.

Example: We suggessted limitingthe number of tourists who can visit these important sites per day. ……………………………

7. Arrange the events in order

Giáo viên chuẩn bị các câu theo nội dung của bài học nhưng không đúng với trật tự trong bài. GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm sắp xếp lại câu chuyện. Đại diện của nhóm hoặc cặp học sinh kể lại câu chuyện sau khi đã sắp xếp.

8. Interviews

Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp, phỏng vấn và ghi lại câu trả lời đầy đủ. Giáo viên cũng có thể cho học sinh viết lại thành một đoạn văn hoàn chỉnh và đọc trước lớp.

          Phỏng vấn là một thủ thuật phổ biến cho luyện tập giao tiếp. Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp, phỏng vấn và ghi lại câu trả lời đầy đủ. Giáo viên cũng có thể cho học sinh viết lại thành một đoạn văn hoàn chỉnh và đọc trước lớp.

Ví dụ: English 6 – Unit 8: SPORTS AND GAMES

Lesson 5: Skills 1

 Work in pairs. One ask, another answers about sports and games.

Student A:  Do you like football?

Student B:  Yes, I do.

Student A:  Do you play football or only watch it?

Student B:  I both play and watch it.

Student A:  What other sports do you play?

Student B:  I play ...........................................

Student A:  When do you often play it?

Student B:  .............................................

Student A:  Do you belong to any clubs?

Student B:  ...........................................

Student A:  If you don’t play sport(s), what do you often do in your spare time?

Student B:  ..............................................

 

9. Chain game

Giáo viên có thể chia lớp ra thành các nhóm nhỏ. Một nhóm từ 4-6 em hoặc từ 6-8 em. Học sinh ngồi quay mặt lại với nhau. Em đầu tiên trong cả nhóm lặp lại câu đầu tiên của giáo viên. Học sinh thứ hai lặp lại câu của học sinh thứ nhất và thêm vào một ý khác và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trở lại với học sinh thứ nhất trong nhóm. Các em có thể hoàn thành được nội dung của bài học.

Giáo viên chỉ sử dụng hoạt động này khi nội dung bài học ngắn và dễ. Với những bài dài giáo viên nên cho từ gợi ý để học sinh nói dễ dàng hơn.

Ví dụ: English 9 – Unit 12: MY FUTURE CAREER

Lesson 5: Skills 1

Activity 5: Choose one job and talk about its “likes, personality, abilities”

E.Exchange:  T:   A nurse likes caring for others.

                      S1: A nurse likes caring for others and teamwork.

                      S2: A nurse likes caring for others, teamwork and making a    

                                difference in people’s lives.

                        S3: She likes ……………………………………….

10. Noughts and crosses

          Giáo viên giải thích cho học sinh trò chơi này giống như trò chơi "ca rô" ở Việt Nam nhưng chỉ cần 3 "O" hoặc ba "X" trên một hàng ngang, dọc hay chéo là thắng. Giáo viên kẻ 9 ô vuông trên bảng. Mỗi ô có chứa một từ hoặc một tranh vẽ (từ hoặc tranh phải nằm trong nội dung bài mà học sinh vừa học). Giáo viên chia học sinh ra làm 2 nhóm. Một nhóm là "noughts" và một nhóm là "crosses" (X) . Hai nhóm lần lượt chọn từ trong ô và đặt câu. Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được một (O) hay một (X).

11. My red color

          Giáo viên chuẩn bị trên bảng phụ 6 đến 8 hình vuông nhỏ. Mỗi hình vuông chứa 1 yêu cầu. Che các hình vuông bằng giấy trắng. Trên mỗi hình vuông đánh số thứ tự từ 1 đến 8.

Học sinh chọn số và làm theo yêu cầu của các hình vuông. Nếu đúng sẽ được 10

điểm. Còn nếu không trả lời được thì đội bạn sẽ giành quyền trả lời. Nếu chọn được ô màu đỏ thì học sinh không phải trả lời mà vẫn được 10 điểm và được chọn tiếp ô khác.

12. “10- square - make up a sentence

        Giáo viên kẻ 10 ô vuông lên bảng, hoặc chuẩn bị trước. Mỗi ô vuông chứa 1 động từ, danh từ, tính từ, trạng từ hay cụm từ gợi ý, hoặc là những bức tranh về nội dung của bài. Trên mỗi ô vuông đánh số từ 1 đến 10. (Số lượng ô vuông tuỳ theo nội dung của bài học.)

Giáo viên viết số từ 1 đến 10 vào những mẫu giấy nhỏ. Chia học sinh thành nhóm hoặc đội. Lần lượt từng học sinh trong nhóm bóc thăm số để chọn từ. Học sinh chọn được từ nào hoặc bức tranh nào  thì đặt 1 câu có chứa từ đó.Tổng kết trò chơi, đội nào có nhiều câu đúng hơn thì đội đó chiến thắng.

13. Comparison

Sau khi học xong bài học sinh có thể so sánh đối chiếu, đánh giá nội dung bài với thực tế đời sống.

Ví dụ: English 9 – Unit 2: CITY LIFE

"Duong’s first visit to Sydney” page 16

Học sinh học xong bài hội thoại về chuyến du lịch của Dương tới Sydney, giáo viên yêu cầu các em so sánh, đối chiếu với thực tế ở thành phố Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh.

Ví dụ:  Duong thinks Sydney may be a good place to ………

           In Paul’s opinion, Sydney is ………………………........................

14. Expressing feelings and opinions

+ Bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về nội dung hoặc nhân vật trong bài học

Ví dụ: English 6 – Unit 8: SPORTS AND GAMES

Giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai Tom kể về chuyến đi tới một số nước của bạn ấy. Học sinh khác có thể bổ xung ý kiến dựa vào nội dung bài học. Hoặc giáo viên bổ xung nếu cần thiết.

15. Imagination

 Tưởng tượng bản thân học sinh là chính nhân vật, hoặc đang ở nơi có sự việc đó xảy ra và nêu cảm tưởng hoặc nhận xét.

Ví dụ: English 9 – Unit 11: CHANGING ROLES IN SOCIETY

Lesson 5: Skills 1

After activity 4

Học sinh tưởng tượng mình là những người phụ nữ đang sống vào những năm 2030 đưa ra những suy nghĩ và thực tại cuộc sống những năm đó.

     “In 2030s roles in society are different. Modern fathers are not the breadwinners they stay at home looking after their childern, doing housework. Mothers will go out to work and be the breadwinners. There will be more beauty salons, ……………”

7.1.2.3. Những điểm cần thiết phải có đối với một giáo viên Tiếng Anh để có những tiết dạy thực hành nói tốt.

Hiệu quả của một tiết dạy nói phần lớn phụ  thuộc vào sự linh hoạt tổ chức các hoạt động cho HS nên người giáo viên bộ môn tiêng Anh liên tục cập nhật cái mới, không ngừng học hỏi, mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ. Ngoài việc nắm vững kiến thức sách giáo khoa ra, phải có hiểu biết xã hội, xuyên tìm đọc thêm tài liệu, cập nhật thông tin, làm phong phú nguồn tư liệu giảng dạy, có kiến thức bộ môn sâu rộng thì mới đảm bảo truyền thụ bài giảng một cách khoa học và có hệ thống được.

   Giáo viên tìm tòi, linh hoạt tổ chức các hoạt động luyện nói cho học sinh. sử dụng các thủ thuật khác nhau vào mỗi tiết học vào các hoạt động trên lớp vừa mang tính chất yêu cầu cao, vừa phù hợp trình độ để các em có thể cảm nhận được sự tiến bộ của mình trong học tập. Sử dụng các trò chơi lồng ghép vào các hoạt động để tăng sự hứng thú học cho các em. Có sự đánh giá, nhận xét, khen ngợi động viên sự tiến bộ trong học tập, cần đề ra những mục tiêu học tập vừa sức, không quá cao. Ngoài ra cần khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành tiếng - không nên tạo cho các em tâm lí sợ mắc lỗi trong thực hành. Giúp học sinh xây dựng được phương pháp học tập cá nhân và tăng tính sáng tạo của các em, giúp các em ý thức được về khả năng học của mình, niềm đam mê, kiến thức mình có thể lĩnh hội. Bản chất quá trình tiếp thu ngôn ngữ và khuyến khích các em tìm ra phương pháp học tập thích hợp nhất cho chính mình; hướng dẫn các em phương pháp tự học và các thủ thuật học tập và thực hành giao tiếp.

Tận dụng tối đa cho thời gian cho việc luyện tập và sử dụng ngôn ngữ: Cần sử dụng tối đa thời gian trên lớp, tạo cơ hội để học sinh có thể sử dụng ngữ liệu đó học một cách có nghĩa và hiệu quả. Giáo viên cần phát huy các hoạt động cặp và nhóm và các thủ thuật lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động trên lớp một cách tích cực. Sử dụng tối đa các câu lệnh giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh với nhau, nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen việc sử dụng tiếng Anh vào giao tiếp thật. Nên sử dụng tiếng Việt khi cần thiết như: để giải thích những từ chỉ khái niệm phức tạp, các cấu trúc ngữ pháp khó hoặc để giải thích những yêu cầu của giáo viên về bài tập... Giáo viên là người hướng dẫn các em làm quen với đàm thoại từ những tình huống đơn giản đến đàm thoại theo chủ điểm chủ đề. Dưới đây là một số mẫu câu có thể được sử dụng thường xuyên trong lớp học theo từng mục đích:

Phối hợp nhịp nhàng các kỹ năng trong giảng dạy một cách linh hoạt: Một đơn vị bài học có thể chỉ với mục đích dạy một kỹ năng. Nhưng trong quá trình dạy bất kỳ một tiết học nào vẫn phải kết hợp 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Giáo viên cần cần quan tâm và chủ trọng vào kỹ năng chính của tiết dạy, không tách rời các kỹ năng khác. Các bài học không nên có một trật tự cố định về việc sử dụng các kỹ năng trong một đơn vị bài học.

 Sử dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo: giáo viên cần hiểu rõ ý đồ, yêu cầu, mục tiêu của từng bài, từng mục dạy trong sách giáo khoa để một mặt có thể dạy đúng trọng tâm bài học, mặt khác có thể sử dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh. Nếu có thể, giáo viên tìm cách bổ xung hoặc cập nhật tin tức mới nhất giúp cho giáo trình luôn mới, phù hợp với đối tượng học sinh và với cuộc sống tiến triển và thay đổi.

 Mỗi một bài hội thoại có phương pháp dạy khác nhau. Điều cốt lõi là làm sao tạo được sự hứng thú cao cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới và quan trọng hơn nữa là giúp khắc sâu được cho các em ngay khi học trên lớp và tự phát triển khả năng ngôn ngữ tiếng Anh của mình một cách linh hoạt và hiệu quả.

Sử dụng công nghệ thông tin. Dạy hội thoại bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin. Các kênh hình và kênh tiếng trợ giúp đắc lực nhất cho người dạy và người học trong việc truyền thụ và nắm bắt ngữ liệu. Sự xuất hiện đồng thời của hình ảnh và âm thanh sẽ giúp học sinh hình dung dễ dàng nhất các tình huống cần được giải quyết. Các video clip ngắn có nhân vật và lời thoại tạo ra môi trường thực hành gần gũi nhất với học sinh. Các sơ đồ, hiệu ứng cho các dạng bài tập thay thế, lắp ghép giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hội thoại sẽ truyền tải được lượng kiến thức nhiều hơn, tạo điều kiện cho học sinh được thực hành nhiều hơn.

7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến

Sáng kiến có thể áp dụng trong các tiết dạy học chính khoá, tiết tự chọn hoặc các buổi dạy chuyên đề của bộ môn tiếng Anh.

Áp dụng sáng kiến vào tổ chức cho HS sinh hoạt CLB tiếng Anh mở rộng trong toàn trường hoặc giao lưu với các trường bạn với tinh thần :Học mà chơi – Chơi mà học” trong khỏang thời gian một tiết học, hoặc một buổi sáng/chiều (2 -2,5 giờ)

Sáng kiến có thể áp dụng thành công đại trà ở nhiều khối lớp, nhiều nhà trường.

Sáng kiến áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến như phương pháp nêu vấn đề và hướng học sinh vào việc tìm kiếm phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời kết hợp việc ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, vào qui trình dạy học, bảo đảm điều kiện thời gian tự học, tự nghiên cứu để sản sinh các mẫu hội thoại cho học sinh. Giúp các em nhớ nhanh, áp dụng nhanh vào giao tiếp hàng ngày.

8. Những thông tin cần được bảo mật: Không

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

 Học sinh đang học tiếng Anh chương trình THCS hệ 7 năm và 10 năm.

 Đài, băng đĩa của các tiết dạy, một số tranh trong thư viện TBDH, tranh do giáo viên hoặc học sinh tự vẽ, phim tư liệu (nếu có), tài liệu tham khảo, máy tính, máy chiếu, thiết bị dạy học bộ môn.

 Giáo viên chuẩn bị nội dung cho từng tiết dạy nói chu đáo. Giọng nói đảm bảo chuẩn, dễ nghe, dễ hiểu.

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật nâng cao hiệu quả dạy “Post-speaking”trong tiết dạy kỹ năng nói môn tiếng Anh THCS” vào các lớp tại trường đang công tác, tôi thu được những kết quả khả quan như sau:

 Hầu hết các em đã hiểu và thực hành nói tiếng Anh khá thành thạo qua các chủ đề, chủ điểm của từng đơn vị bài họcCác em đã vận dụng tốt được kỹ năng nói trong các tiết dạy hội thoại và nói tiếng Anh khá thành thạo dẫn đến điểm thi kỹ năng nói cũng cao hơn qua các đợt kiểm tra.

Thực nghiệm một số thủ thuật trên đã giúp cho học sinh vui vẻ, thoải mái trong việc tiếp thu cái mới, rèn kĩ năng nghe nói. Giúp học sinh có điều kiện thu nhận và trao đổi thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh, có hiểu biết thêm về xã hội, tạo được cho các em thói quen có phản ứng tức thì trong ngôn ngữ giao tiếp. Học sinh đã có những nhận định khác nhau với môn học này. Từ việc cho rằng học tiếng Anh khó, đặc biệt khó trong việc tiếp thu kiến thức mới thì các em đó bị thu hút bởi những trò chơi hoạt động thú vị. Do đó hứng thú đam mê với bộ môn hơn và lẽ tất nhiên là sẽ học tốt hơn. Số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên, số lượng học sinh yếu kém giảm. Kết quả cụ thể là:

 

* Trước khi thực hiện đề tài:

TT

Lớp

Sĩ số

Tỷ lệ %

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

1

8A

41

17 = 41,5

15=36,6

9 =21,9

0

0

2

8B

39

8 =20,5

15= 38,5

11 = 28,2

5 = 12,8

0

3

7A

42

16 = 38,1

14 = 33,3

7 =16,7

5 = 11,9

0

4

6A

44

15 = 34,1

13 = 29,5

10 = 22,7

6 = 13,7

0

5

Tổng

166

46=27,7

57 = 33,3

37 =22,3

16 =16,7

0

 

 

* Sau khi thực hiện đề tài:

TT

Lớp

Sĩ số

Tỷ lệ %

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

 

8A

41

22 = 53,7

17 =41,5

2= 4,8

0

0

 

8B

39

16 =41

14 = 35,9

9 = 23,1

0

0

 

7A

42

19 = 45,2

18= 42,9

5 = 11,9

0

0

 

6A

45

22 = 48,9

17 = 37,8

6 = 13,3

0

0

4

Tổng

166

79= 47,6

66= 39,8

22 =12,6

0

0

 

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

- Nhà trường đánh giá:

Sáng kiến có tính mới, khả thi, thiết thực, hiệu quả trong công tác giảng dạy. Rất thiết thực trong quá trình tổ chức thực hiện các Câu lạc bộ nói tiếng Anh của Giáo viên và HS trong các nhà trường nhằm nâng cao khả năng nói tiếng Anh của các em. Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra ở các đơn vị khác trong toàn tỉnh để phục vụ công tác giảng dạy.

- Đồng nghiệp đánh giá:

       Sáng kiến đã được áp dụng thử và triển khai trong một số trường trên địa bàn thành phố. Được đồng nghiệp nhận xét, đánh giá có nhiều điểm mới, dễ triển khai áp dụng, đem lại hiệu quả, lợi ích thiết thực trong công tác giảng dạy như: áp dụng nói tiếng Anh qua các mẫu câu giao tiếp, qua các chủ đề  chủ điểm của từng đơn vị bài học.

       Khả năng áp dụng triển khai sáng kiến rộng: áp dụng cho cả học sinh đại trà và học sinh khá, giỏi; triển khai tổ chức các câu lạc bộ nói tiếng Anh có hiệu quả. Có khả năng triển khai và nhân rộng ra toàn bộ các trường THCS trong toàn tỉnh.

       Tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến của học sinh một số trường trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cuối kỳ I năm học 2018 – 2019 (do các đồng nghiệp triển khai cung cấp):

 

Trường

Số Học sinh được áp dụng

Mức độ hứng thú khi thực hiện Post-speaking

Rất thích

Thích

Không thích

SL

%

SL

%

SL

%

THCS Liên Bảo

70

53

75,7

14

20

3

4,3

THCS Hội Hợp

55

41

74,5

10

18,2

4

7,3

THCS Thanh Trù

45

28

62,2

12

26,7

5

11,1

Tổng

170

122

71,8

36

21,2

12

7


Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC