Skkn Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác số liệu thống kê trong giảng dạy môn Địa lí 12



1. Tên sáng kiến: Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác số liệu thống kê trong giảng dạy môn Địa lí 12.

2. Ngày áp dụng: tháng 1- năm 2020.

 3. Thông tin bảo mật: không.

 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm:

   4.1. Giải pháp:

     Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí lớp 12, giáo viên thường sử dụng các phương pháp giảng dạy như : đàm thoại, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm…..Do đặc trưng của bộ môn là nặng về kiến thức, thời lượng môn học ít, nhiều hình ảnh, bản đồ và bảng số liệu thống kê nên bản thân tôi thường lựa chọn các phương pháp dạy học truyền thống như đàm thoại, thuyết trình, phát vấn. Khi sử dụng những phương pháp này, giáo viên đóng vai trò là trung tâm, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.

  4.2. Thực trạng:

    Thực tế, trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh còn yếu về kỹ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu, đặc biệt là phần Địa lí dân cư và Địa lí kinh tế trong chương trình Địa lí 12 nên kết quả học tập chưa cao, thường bị mất điểm trong bài tập nhận xét, phân tích bảng số liệu hoặc chọn dạng biểu đồ. Nguyên nhân là học sinh chủ quan, xem nhẹ bộ môn, coi Địa lí là “môn phụ” trong kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ, là môn điều kiện trong kỳ thi THPT Quốc gia nên chỉ cần học thuộc lý thuyết sẽ đạt điểm cao. Đối với những học sinh lựa chọn tổ hợp môn Xã hội trong kỳ thi THPT chỉ để tốt nghiệp thì các em thường mất điểm trong phần chọn đáp án đúng của phần nhận xét.

 4.3 Hạn chế:

    Học sinh thụ động trong quá trình tiếp thu kiến thức, giáo viên truyền thụ kiến thức một chiều, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Đặc biệt, do chưa chú ý nhiều đến bộ môn Địa lí nên các kĩ năng làm việc với bảng số liệu thống kê của học sinh còn rất hạn chế. Học sinh hay bỏ qua ý, chưa phân tích kỹ lưỡng và khoa học nên kết quả học tập chưa cao, dễ nảy sinh tâm lý chán nản, xa rời bộ môn hoặc học bài mang tính chống đối.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp, sáng kiến:

    Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, Địa lí là môn học cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản thuộc khoa học địa lí và hình thành năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh. Nội dung kiến thức trong sách giáo khoa Địa lí được trình bày thông qua hệ thống kênh chữ và kênh hình. Muốn học tốt môn học này, ngoài việc nắm chắc các kiến thức thông qua kênh chữ thì học sinh còn phải biết khai thác kiến thức từ kênh hình và bảng số liệu thống kê trong sách giáo khoa. Như vậy, bên cạnh bản đồ, tranh ảnh...thì bảng số liệu đã trở thành một kênh thông tin quan trọng, không thể thiếu được trong nghiên cứu và học tập môn Địa lí.

    Bảng số liệu là những con số” biết nói”, chúng thể hiện được đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Vì vậy, hướng dẫn học sinh phân tích, nhận xét bảng số liệu thống kê là một yêu cầu cần thiết trong việc dạy- học môn Địa lí.

   Phân tích bảng số liệu để rút ra nhận xét là một kỹ năng tương đối khó khiến cho nhiều học sinh lúng túng trong quá trình học và làm bài kiểm tra. Các em không biết bắt đầu từ đâu, xử lý số liệu ra sao, các số liệu có mối quan hệ như thế nào...Chính vì thế nên tôi chọn  Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác số liệu thống kê trong giảng dạy môn Địa lí 12 tại Trường THPT làm sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn thực hiện việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí 12.

6. Mục đích của giải pháp, sáng kiến:
    - Xác định và làm rõ hơn phương pháp sử dụng các bảng số liệu trong SGK phục vụ cho việc học tập bộ môn Địa lí.
    - Nâng cao kĩ năng vận dụng phương pháp phân tích bảng số liệu trong việc học tập bộ môn Địa lí của học sinh Trường.

    - Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân trong việc hướng dẫn học sinh nhận xét, phân tích bảng số liệu thống kê trong sách giáo khoa Địa lí 12 theo từng bước cụ thể, rèn luyện tư duy, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.

7. Nội dung:

 7.1. Thuyết minh giải pháp mới:

  Giải pháp 1:

   - Tên giải pháp: Hướng dẫn học sinh xác định các dạng bảng số liệu.

   - Nội dung: Định hướng cho học sinh cách xác định các dạng bảng số liệu thống kê để từ đó rút ra nhận xét chính xác.

   - Các bước tiến hành:

     + Bước 1: Đọc tên bảng số liệu, đơn vị tính.

     + Bước 2: Từ tên bảng số liệu, hướng dẫn khái quát cách phân tích.
   - Kết quả thực hiện giải pháp: học sinh đã xác định được các dạng bảng số liệu để từ đó đưa ra hướng nhận xét phù hợp.
Ví dụ 1: Dạng bảng số liệu cơ cấu:

Bảng 17.1. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn

kĩ thuật, năm 1996 và năm 2005

                                                                                   (Đơn vị: %)

Trình độ

1996

2005

Đã qua đào tạo:

12,3

25,0

Trong đó:

 

 

 - Có chứng chỉ nghề sơ cấp

6,2

15,5

 - Trung học chuyên nghiệp

3,8

4,2

 - Cao đẳng, đại học và trên đại học

2,3

5,3

Chưa qua đào tạo

87,7

75,0

Từ bảng 17.1, hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nước ta.

 Ví dụ 2: Dạng bảng số liệu biến động theo thời gian:

 

 

 

Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước

giai đoạn 1990- 2014

Năm

Số dân thành thị

(triệu người)

Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước(%)

1990

12,9

19,5

1995

14,9

20,8

2000

18,8

24,2

2005

22,3

26,9

2014

30,04

33,5

 

Dựa vào bảng 18.1, nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước giai đoạn 1990- 2014.

   Ví dụ 3: Dạng bảng số liệu phân vùng:

          Sản lượng tôm nuôi, cá nuôi năm 1995 và 2005 phân theo vùng

 

Các vùng

Sản lượng tôm nuôi                            (tấn)

Sản lượng cá nuôi

( tấn)

1995

2005

1995

2005

Cả nước

55 316

327 194

209 142

971 179

TD&MN Bắc Bộ

548

5350

12 011

41 728

ĐB sông Hồng

1 331

8 283

48 240

167 517

Bắc Trung Bộ

888

12 505

11 720

44 885

DH Nam Trung Bộ

4 778

20 806

2 758

7 446

Tây Nguyên

-

63

4413

11 093

Đông Nam Bộ

650

14 426

10 525

46 248

ĐB sông Cửu Long

47 121

265 761

119 475

652 262

 

     Ví dụ 4: Dạng bảng số liệu tổng hợp:

 

 

 

Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản qua một số năm

Sản lượng và giá trị sản xuất

1990

1995

2000

2005

2014

Sản lượng( nghìn tấn)

890,6

1 584,4

2 250,5

3465,9

6 333

 - Khai thác

728,5

1 195,3

1 660,9

1 987,9

2 920

 - Nuôi trồng

162,1

389,1

589,6

1 478,0

3 413

Giá trị sản xuất

( tỉ đồng, giá so sánh 1994)

 

8 135

 

13 524

 

21 777

 

38 726,9

 

186 812

 - Khai thác

5 559

9 214

13 901

15 822,0

71 788

 - Nuôi trồng

2 576

4 310

7 876

22 904,9

115 024

 

 Giải pháp 2:

  - Tên giải pháp: Các bước tổ chức cho học sinh phân tích bảng số liệu thống kê trong sách giáo khoa Địa lí 12.

  - Nội dung: Cần hướng dẫn cho học sinh xác định nội dung bảng số liệu thống kê, đọc yêu cầu của bài(chú ý các tiêu chí cần nhận xét) để từ đó có phương pháp thích hợp trong phân tích số liệu .

  - Các bước tiến hành: Tổ chức cho học sinh xác định nội dung bảng số liệu thống kê.     

      + Cần nắm được tên bảng số liệu.

      + Đọc yêu cầu dưới bảng số liệu, chú ý các tiêu chí cần nhận xét.

      + Đọc số liệu theo hàng, theo cột.

      + Xác định đơn vị tính, các mốc thời gian đi kèm.

Ví dụ: CÁC BẢNG SỐ LIỆU CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ

  1. Bảng số liệu 17.1(SGK Địa lí 12) - Bài 17. Lao động và việc làm

 

 

 

 

Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật,

năm 1996 và năm 2005

                                                                            (Đơn vị: %)

Trình độ

1996

2005

Đã qua đào tạo:

12,3

25,0

Trong đó:

 

 

 - Có chứng chỉ nghề sơ cấp

6,2

15,5

 - Trung học chuyên nghiệp

3,8

4,2

 - Cao đẳng, đại học và trên đại học

2,3

5,3

Chưa qua đào tạo

87,7

75,0

 

Từ bảng 17.1, hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nước ta.

 2. Bảng số liệu 17.2(SGK Địa lí 12)- Bài 17. Lao động và việc làm

    Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2014

                                                                                                            ( Đơn vị: % )

Khu vực kinh tế

2000

2002

2003

2004

2005

2014

Nông- lâm- ngư nghiệp

65,1

61,9

60,3

58,8

57,3

46,3

Công nghiệp- xây dựng

13,1

15,4

16,5

17,3

18,2

21,4

Dịch vụ

21,8

22,7

23,2

23,9

24,5

32,3

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Từ bảng số liệu, hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000-2014.

 3. Bảng số liệu 17.3( trang 74- SGK Địa lí 12) Bài 17. Lao động và việc làm

Thành phần kinh tế

2000

2002

2003

2004

2005

2014

Nhà nước

9,3

9,5

9,9

9,9

9,5

10,4

Ngoài Nhà nước

90,1

89,4

88,8

88,6

88,9

85,7

Có vốn đầu tư

nước ngoài

0,6

1,1

1,3

1,5

1,6

3,9

 Từ bảng số liệu, hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000- 2014.

....


Tải file đầy đủ: 

 Tải Xuống

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC