Skkn Giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 6

 


1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 6” 

2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư ra sáng kiến

3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục ( Chủ nhiệm lớp)

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/09/2020

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm. Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: Vừa giảng dạy vừa làm công tác giáo dục. Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người.

 Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về tình hình học sinh cá biệt. Vấn dề này đã trở thành mối lo ngại của xã hội, nhất là với gia đình và nhà trường.

Thực tế hiện nay, trong các nhà trường, học sinh cá biệt không nhiều, song lại là “lực cản” rất lớn, thậm chí là thế lực “đen” đe dọa, khống chế những nhân tố tích cực dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải ở trong lớp, trong trường. Vấn đề đó đó đặt giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trước thực tế: làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn với toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục nói riêng, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ của các giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường.

Trong mấy năm qua, ở trường TH-THCS Thanh Lương có rất nhiều sáng kiến nghiên cứu về phương pháp dạy học. Tuy nhiên về công tác chủ nhiệm thì tôi thấy chưa có giáo viên nào đặc tâm nghiên cứu về vấn đề này, nên bản thân tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 6 nhằm có những giải pháp  tích cực để giáo dục các em học sinh cá biệt có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

5.2. Nội dung sáng kiến:

5.2.1. Thực trạng:

Giáo dục học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết yếu trong nhà trường THCS nhằm hạn chế được những đối tượng học sinh yếu về mặt đạo đức và góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Trong thực tế ở các lớp trong các trường THCS hiện nay có một bộ phận học sinh cá biệt, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục của nhà trường. Trường tôi cũng không ngoại lệ.

          Bản thân tôi đã  nhiều  năm làm công tác chủ nhiệm, gặp không ít học sinh cá biệt, nhưng mỗi em một vẻ cá biệt khác nhau, vì vậy đòi hỏi trong qúa trình giáo dục phải có nhiều sáng tạo mới có hiệu quả. Năm học 2020-2021 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 6/6. Ngay ngày đầu tiên nhận lớp, tôi phát hiện có hai học sinh có biểu hiện khác thường. Tôi liên tục theo dõi trong những ngày tiếp theo thì thấy biểu hiện cá biệt của hai em học sinh này ngày càng rõ rệt: hai em thường xuyên vi phạm nội quy của trường của lớp, hay cúp tiết đi chơi, không học bài làm bài ở nhà, trong giờ học hay nói chuyện, hay bày trò chọc ghẹo các bạn trong lớp… làm ảnh hưởng tới việc học tập và rèn luyện của tập thể lớp. Mặc dù tôi đã nhắc nhở nhiều lần nhưng hai en này vẫn không thay đổi. Trước tình hình đó bản thân là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ: Làm sao để giáo dục hai em học sinh cá biệt này trở thành trò ngoan, có đạo đức tốt, biết chấp hành nội quy của trường, của lớp? Làm thế nào để sau này các em trở thành một người có ích cho xã hội? Những câu hỏi đó cứ làm tôi trăn trở và tôi đã quyết định vận dụng những kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy được để giáo dục, uốn nắn hai học sinh này với hy vọng sẽ giúp các em thay đổi nhận thức của mình, phấn đấu vươn lên trở thành con ngoan trò giỏi.

 5.2.2. Nội dung các biện pháp đã thực hiện.

          Với thực trạng trên cùng với việc nhận thấy vai trò quan trọng của việc giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường, để giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 6/6 trường TH-THCS Thanh Lương đạt hiệu quả trong năm học 2020-2021, tôi đã thực hiện  những biện pháp sau:

5.2.2.1 Tìm hiểu kĩ từng đối tượng học sinh cá biệt:

Không phải tự dưng khi sinh ra con người ta cũng đều trở nên xấu xa cả, cái gì cũng có lý do của nó. Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói:

Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

     Phần nhiều do giáo dục mà nên

Và đối với trường hợp của các em học sinh cá biệt cũng vậy, chắc chắn là vì nhiều yếu tố tác động nên mới khiến các em như thế. Đó có thể là do gia đình, do xã hội, nhà trường hoặc là do bản thân học sinh. Vì thế tôi thông qua gia đình, bạn bè, thầy cô giáo cũ để nắm rõ hoàn cảnh gia đình, tính tình, sở thích, năng lực học tập của từng đối tượng và để  biết được nguyện nhân dẫn đến tình trạng học sinh cá biệt. Để từ đó đưa ra cách tiếp cận phù hợp cũng như có sự quan tâm, gần gũi hơn và thấu hiểu về những chuyện mà các em gặp phải.

Trở lại với lớp tôi đang chủ nhiệm, sau khi quan sát, theo dõi, phát hiện ra hai em có hành vi cá biệt như thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp, tôi nhắc nhở nhiều lần mà các em vẫn cứ tái phạm. Tôi tìm hiểu từ bạn bè, thầy cô chủ nhiệm những năm trước và đặc biệt tôi đến  nhà của từng học sinh tìm hiểu và trao đổi trực tiếp với phụ huynh của các em học sinh này để nắm hoàn cảnh gia đình, tính tình, sở thích cũng như kết quả học tập ở các năm trước của các em. Qua tìm hiểu, tôi biết được cả hai hai em có hoàn cảnh gia đình rất đặc biệt: Em Vũ thì bố, mẹ ly dị bỏ em cho bà nội nuôi. Bà cũng đã già, cuộc sống vất vả. Hàng ngày hai bà cháu chỉ dựa vào mảnh vườn nhỏ để sống. Do thiếu tình yêu thương chăm sóc của cha, mẹ, hoàn cảnh kinh tế lại khó khăn, em ngày càng ít nói, học tập ngày càng sa sút, rồi mất căn bản đâm ra chán học. Còn em Đạt, gia đình khá giả hơn, cả cha và mẹ đều bận bịu làm kinh tế không quan tâm đến việc học của con, lại hay được cha mẹ cho tiền tiêu vặt. Từ một học sinh khá ở những năm tiểu học, lên bậc THCS, Đạt theo bạn bè hay bỏ học, chơi game, rồi dần dần học sa sút cộng thêm tính hiếu động nên hay bày trò nghịch ngợm, chọc ghẹo các bạn trong lớp và cuối cùng là ở lại lớp 6. Như vậy nguyên cơ bản dẫn đến tình trạng cá biệt ở hai học sinh lớp tôi là xuất phát từ gia đình. Do gia đình thiếu sự quan tâm, kèm cặp.

 Sau khi tìm hiểu kĩ từng đối tượng học sinh cá biệt, tôi phân ra từng dạng học sinh cá biệt rồi đưa ra một số biện pháp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng.

5.2.2.2- Giáo dục học sinh cá biệt bằng sự nhẹ nhàng, mềm mỏng:

Tuổi mới lớn thì nghịch phá là chuyện khó tránh khỏi. Đôi khi những biện pháp mạnh như kỷ luật hay lớn tiếng trách mắng, la rầy học sinh sẽ không có tác dụng bằng sự mềm mỏng, kiên nhẫn bởi“lạt mềm buộc chặt”. Việc dùng tâm lí để cảm hóa học sinh là một biện pháp rất hiệu quả trong việc giáo dục học sinh cá biệt đặc biệt là đối với tứa tuổi học sinh lớp 6 lại rất thích nhẹ nhàng, mềm mỏng.

 Để thực hiện biện pháp này, trước hết tôi tạo mối quan hệ gần gũi với các em học sinh cá biệt, có nghĩa là thể hiện sự quan tâm của tôi đối với các em ấy. Tiếp xúc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng để động viên, khuyến khích các em tạo cho các em chỗ dựa đáng tin cậy để các em ấy thấy được sự quan tâm của tôi như người cha người mẹ, luôn nâng đỡ dìu đắt các em những khi vấp phải khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Trong quá trình tiếp xúc, tôi luôn tỏ thái độ cởi mở, chân tình, vui vẻ, tôn trọng và lắng nghe các em để cảm hóa các em. Tạo được mối quan hệ tốt thì các em mới chân tình thổ lộ, sẻ chia cũng như tâm sự những khó khăn, nỗi niềm riêng tư thầm kín của các em với giáo viên chủ nhiệm và những lời khuyên răn dạy bảo của chúng ta lúc này mới có tác dụng.

  Khi các em phạm lỗi, tôi nhẹ nhàng phân tích những khuyết điểm những cái sai trong nhận thức cũng như hành động của các em để từ dó giúp các em nhận ra lỗi lầm của bản thân mà sửa chữa. Tuyệt đối tôi không la mắng, chửi bới các em vì điều này dễ gây ra những tâm lý tiêu cực và khiến các em tệ hơn lúc trước. Khi cần chúng ta có thể gặp riêng các em để nhắc nhở, trao đổi.

   Trường hợp hai em cá biệt của lớp tôi, sau khi tìm hiểu, phân tích hoàn cảnh gia đình của từng em, tôi gặp riêng từng em.

+ Đầu tiên là em Vũ, trước mặt tôi em tỏ ra rất ngoan, không có biểu hiện gì. Tôi bắt đầu từ việc hỏi thăm gia đình: Bà em có khỏe không? Ba, mẹ có hay về hoặc gọi điện thăm em không? Trước sự quan tâm của tôi, em Vũ đã kể chuyện với tôi rất chân tình. Khi thấy em không ngần ngại trong tâm sự cùng tôi, tôi bắt đầu dùng tình của một người mẹ để động viên: Em là niềm an ủi đối với bà trong lúc này, hoàn cảnh gia đình của em cô hiểu. Em cần cố gắng học tập thật tốt để bà được vui. Bà già rồi vẫn phải làm việc vất vả để nuôi em ăn học cho bằng bạn. Thế mà em lại lười học đi theo các bạn bỏ học để đi chơi, em không thương bà em hay sao? Nói tới đây, em không giám nhìn tôi, nước mắt rưng rưng. Tôi đã cảm hóa được em. Từ đó tôi thường xuyên tâm sự với em nhiều hơn. Tôi tìm những tiến bộ của em để khen ngợi.

+ Còn trường hợp em Đạt, tôi theo dõi em nhiều hơn, hễ em có vi phạm gì là tôi biết ngay. Mỗi lần trao đổi với em, tôi đều đưa ra những chi tiết chính xác để em thấy rằng tất cả những việc làm của em tôi đều biết. Tôi động viên em bằng những lời lẽ chân tình: Cha mẹ em bận công việc cốt là để tạo sự nghiệp, tạo điều kiện cho em ăn học, lo cho tương lai của em. Nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn, phải vất vả phụ giúp gia đình mà các bạn vẫn học tốt, còn em có điều kiện tốt mà lại không lo học rồi sau này em sẽ có thể làm được gì? Cha mẹ em sẽ ra sao khi có một đứa con như em?… Dần dần Đạt đã thấy được cái sai của mình và cũng đã sửa đổi.

5.2.2.3. Phân công cho học sinh cá biệt một số nhiệm vụ ở lớp.

  Là một giáo viên chủ nhiệm, chúng ta đừng bao giờ để bụng những lỗi lầm của học sinh, không nên có cái nhìn kì thị, thái độ ghét bỏ, coi thường các em học sinh cá biệt. Dù là học sinh cá biệt và có khó giáo dục đến đâu chăng nữa thì bên trong các em vẫn luôn tiềm ẩn những nhân tố, những phẩm chất, khả năng tích cực. Chúng ta hãy cố gắng phát hiện ra những ưu đểm ẩn sâu trong mỗi em để khơi gợi làm thức tỉnh khôi phục niềm tin cho các em để các em thấy rằng mình không hề kém cỏi, không phải là thứ bỏ đi. Từ đó các em vứt bỏ được sự tự ti mặc cảm trong bản thân và chủ động hội nhập với các bạn trong lớp. Ngoài ra điều này còn giúp các em phát huy được điểm mạnh của mình góp phần vào xây dựng tập thể vững mạnh, dần dần hình thành được phẩm chất tự tin, kiên định trước tập thể cũng như khẳng định được khả năng của bản thân.

Đối với lớp tôi chủ nhiệm, sau khi tìm hiểu sở trường của từng em, tôi tin tưởng giao cho học sinh cá biệt thực hiện một số công việc tập thể phù hợp với khả năng của từng em. Cụ thể là : Em Vũ vì to, khỏe nên tôi giao cho em làm Lớp phó lao động. Còn Đạt thì rất nhanh nhẹn, hiếu động nên tôi giao cho em phụ trách mảng thể dục thể thao, để từ đó các em thấy được vai trò của mình trong tập thể lớp đồng thời phát huy tính làm chủ của các em.

           Đây là việc làm mang tính hai mặt, vì vậy để đạt hiệu quả thì tôi thường xuyên theo dõi, giám sát, hướng dẫn từng hoạt động các em xem các em có những biểu hiện như thế nào: say mê, hứng thú, nhiệt tình, tích cực hay qua loa chiếu lệ, đùn đẩy. Từ đó có biện pháp phát huy sở trường của từng em.

            Từ những nhiệm vụ được giao, tôi luôn trân trọng những tiến bộ của các em dù chỉ là nhỏ nhất. Khi các em tiến bộ, tôi biểu dương, khen ngợi các em kịp thời. Đặc biệt là cuối tháng, tôi khích lệ, biểu dương các em ấy trước tập thể lớp  bằng những món quà nho nhỏ như quyển tập, chiếc bút… bởi vì đối với các em, một lời động viên, khen ngợi còn có giá trị hơn rất nhiều lần so với một lời phê bình hay một bản kiểm điểm.

          5.2.2.4. Giáo dục học sinh cá biệt bằng tập thể:

Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu, nhưng cũng dễ tiếp thu những điều hay lẽ phải, dễ hòa mình vào những trò chơi có tính tập thể, tính giáo dục cao. Vì thế nên tôi tổ chức cho tập thể lớp tận tình quan tâm, giúp đỡ những em học sinh cá biệt này dưới mọi hình thức như: phân công một nhóm bạn tốt, cùng hoàn cảnh, cùng sở thích, ước mơ sinh hoạt, học tập với đối tượng này dần dần lôi kéo các em hòa nhập vào các cuộc chơi bổ ích, từ đó xóa bỏ các mặc cảm là học sinh hư để rồi cùng với các thành viên trong lớp xây dựng tập thể vững mạnh.

          Cụ thể ở lớp tôi chủ nhiệm, tôi phân công cho một em học giỏi, ngoan trực tiếp giúp đỡ em Vũ trong việc học tập, thường xuyên truy bài cùng bạn, hướng dẫn bạn giải những bài tập khó. Còn Đạt tôi lại cho em tự chọn một người học tốt, ngoan ở trong lớp để giúp đỡ mình trong học tập, rèn luyện.

- Hàng ngày phải báo cáo kết quả cho tôi để nắm bắt được sự chuyển biến của các em Từ đó kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho các em cũng như có hình thức khen thưởng động viên khuyến khích các em.

          Với biện pháp này không những giúp nhũng em học sinh cá biệt này tiến bộ mà còn làm cho tập thể lớp ngày càng đoàn kết, biết giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong việc học tập, rèn luyện cũng như trong cuộc sống.

5.2.2.5 Giáo dục học sinh cá biệt bằng cách nêu gương:

          Đây là một biện pháp giáo dục rất khả quan bởi vì ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở thường thích bắt chước, thể hiện mình. Nên trong các tiết sinh hoạt lớp tôi thường nêu gương tốt ở trong trường, trong lớp, cho các em xem một clip về học sinh vượt khó hay giới thiệu cho các em đọc cuốn sách “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế” của tác giả Ađam Kho nhằm tạo cho các em ý chí vươn lên. Tôi tin rằng khi các em trực tiếp xem, nghe người thực việc thực, các em sẽ tự ‎nhận thức được những hạn chế của bản thân tự phấn đấu đi lên.

5.2.2.6. Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các đoàn thể.

          Hợp tác giữa giáo viên và gia đình và các đoàn thể là điều cần thiết để giáo dục học sinh cá biệt. Để dạt được hiệu quả tôi đã thực hiện như sau:

- Kết hợp với gia đình:

          + Gặp riêng gia đình, trao đổi và thống nhất các biện pháp giáo dục như : hạn chế cho các em đi chơi với các thanh niên hư hỏng ở địa phương, nắm rõ lịch học của HS để quản lí thời gian, giờ giấc, nhắc nhở, động viên các em học bài làm bài ở nhà...

           +  Thiết lập sổ theo dõi giữa gia đình và lớp: Hàng tuần giáo viên  đánh giá nhận xét việc học tập cũng như hành động của các em vào sổ gửi về cho bố mẹ thông qua sổ liên lạc, vnEdu.vn hoặc Zalo. Đồng thời cũng lấy ý kiến từ gia đình để giáo viên có biện pháp giáo dục khác, từ đó gia đình luôn nắm bắt được tình hình học tập của con em mình, cùng với nhà trường kèm cặp học sinh tốt hơn.

- Kết hợp với giáo viên bộ môn: Tôi thường xuyên trao đổi với các giáo viên bộ môn để nắm rõ tình hình, thái độ, kết quả học tập để từ đó có hướng động viên, giúp đỡ các em cố gắng trong từng môn học.

- Kết hợp với tổ chức Đoàn Đội là một biện pháp giáo dục có hiệu quả rất cao trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

+ Tôi thường yêu cầu các em chấm sao đỏ ghi lại những học sinh vi phạm để kịp thời  xử lí dứt điểm.

+ Còn với Tổng phụ trách đội thì tôi thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ. Tôi kết hợp biện pháp “vừa đấm vừa xoa”. Ở lớp tôi đã dùng biện pháp mềm mỏng, thuyết phục rồi thì tôi nhờ tổng phụ trách đội dùng biện pháp cứng rắn hơn.

5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Đề tài “Một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 6” có khả năng áp dụng cho giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường THCS trong toàn tỉnh Bình Phước.

Ngoài ra còn có thể áp dụng trong công tác chủ nhiệm ở trường THCS cho các tỉnh, huyện khác.

6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Để các giải pháp đạt hiệu quả tốt hơn cần các điều kiện như:

- Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa giáo viên chủ nhiệm, với giáo viên bộ môn, với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường và đặc biệt là với gia đình.

- Cần có sự quan tâm hỗ trợ của cấp chính quyền ở địa phương.

8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Sau một thời gian thực hiện các biện pháp trên đây để diáo dục, cảm hoá học sinh cá biệt ở lớp 6/6 trường TH-THCS Thanh Lương, tôi thấy tính hiệu quả của các biện pháp này là rất khả quan. Hai em học sinh cá biệt của lớp tôi sau một thời gian không lâu được tôi tác động đã có nhiều tiến bộ vượt bậc: hai em trở nên ngoan ngoãn hơn, đi học đúng giờ, không bỏ học, hay phát biểu trong giờ học, ít vi phạm nội quy... Qua đợt kiểm tra giữa kì và cuối kì I, các em đạt được điểm số trên trung bình ở các môn học và được thầy cô bộ môn khen ngợi. Đặc biệt là em Đạt từ một học sinh có học lực kém, hạnh kiểm trung bình ở năm học 2019-2020, sang học kì I năm học 2020-2021, em đã được xếp loại học lực trung bình, hạnh kiểm khá.

Không chỉ hai em học sinh cá biệt này tiến bộ mà cả tập thể lớp 6/6 cũng có những chuyển biến rất rõ rệt. Từ đầu năm, các em trong lớp là những học sinh từ các trường Tiểu học trong địa bàn xã Thanh Lương chuyển lên, không hề quen biết nhau vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn các em đã hòa nhập, đoàn kết với nhau, biết yêu thương, giúp đỡ nhau trong trong học tập cũng như trong cuộc sống. Kết quả xếp thi đua hàng tuần hàng tháng luôn đứng đầu trong toàn khối.

Kết quả xếp loại hai mặt cụ thể của lớp như sau:

 

SS

Học lực

Hạnh kiểm

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Tốt

Khá

TB

Yếu

 

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

38

10

26,3

11

29

17

44,7

0

0

0

0

28

73,7

10

26,3

0

0

0

0

 

Từ bảng thống kê trên cho thấy, kết quả học tập và rèn luyện của các em lớp 6/6 đã cao hơn rất nhiều so với kết quả của toàn trường nói chung và của khối 6 nói riêng. Từ những học sinh kém về học lực, trung bình về hạnh kiểm, khi được giáo dục bằng các giải pháp trên, các em đã có tiến bộ vượt bậc. Đó là một kết quả khiến tôi rất hài lòng sau một học kì thực hiện các biện pháp trên đây để giáo dục học sinh cá biệt. Tuy nhiên không vì thế mà tôi dừng lại ở đó, với những kinh nghiệm của bản thân cũng như trách nhiệm của người giáo viên, tôi sẽ cố gắng từng bước khắc phục những khó khăn trước mắt để tạo điều kiện và giúp đỡ các học sinh cá biệt vươn lên, tiến bộ hơn nữa trong thời gian tới.

Previous Post Next Post

QC

QC