Skkn Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh qua bài “Câu đặc biệt” Ngữ văn 7

Từ khóa: Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn lớp 7, Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn thcs, Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn lớp 7 hay nhất, Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn lớp 7 mới nhất, skkn ngữ văn lớp 7.



1. Là tác giả  đề nghị xét công nhận sáng kiến năm học 2020 – 2021:

“ Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh qua bài “Câu đặc biệt” Ngữ văn 7”.

2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:  Không có

3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Ngữ văn)

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:  Ngày 28/1/2021.

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Trong những năm gần đây nền giáo dục nước ta đã có sự thay đổi mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao của mọi thế hệ. Song song với đó là việc không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy tôi đưa ra sáng kiến mới này với mong muốn là làm thế nào giúp học sinh biết chủ động, tự giác, say mê học tập, khuyến khích tính tích cực và tinh thần tự học để chiếm lĩnh tri thức, thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn phát triển.

Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học ( sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin, ... ) trên cơ sở đó tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập ở lớp cũng như ở nhà đối với môn học, khơi dậy trí thông minh, sáng tạo, kích thích lòng ham hiểu biết cho học sinh, từ đó các em tích cực tham gia vào bài học hơn tránh được sự nhàm chán trong phương pháp dạy và học truyền thống.

Qua sáng kiến này giúp :

+  Học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo, học hỏi và làm chủ bản thân nơi học sinh ở tất cả các đối tượng.

+ Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách chiếm lĩnh tri thức đã có, so sánh, đối chiếu  với kiểu câu khác đã học.

+ Giáo dục cho học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và có thái độ tích cực, tinh thần tập thể, hợp tác khi giải quyết một vấn đề trong nhóm, tổ.

+ Tạo không khí nhẹ nhàng giúp học sinh rèn kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện mình.

5.2. Nội dung sáng kiến:

   5.2.1. Thực trạng:

* Về phía giáo viên:

Giáo viên là người trực tiếp dẫn dắt đưa học sinh đi tìm hiểu tri thức. Tuy nhiên trong quá trình dạy, giáo viên đã gặp phải một số hạn chế ở các phần: tìm hiểu bài, bài học, luyện tập như sau:

Ở phần Tìm hiểu bài.

Cho ba câu:

Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp. 

Giáo viên chỉ gợi ý học sinh qua một số câu hỏi như:

Câu in đậm có cấu tạo như thế nào? Hãy thảo luận với các bạn và lựa chọn  câu trả lời đúng?

A- Đó là một câu bình thường có đủ CN và VN.

B- Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả CN lẫn VN.

C- Đó là một câu không thể có CN và VN.

Chỉ từ những câu hỏi đó, học sinh xác định câu C là đáp án đúng, giáo viên kết luận ngay câu đặc biệt và rút ra khái niệm về câu đặc biệt. Mặt khác, giáo viên cũng chưa đưa thêm ví dụ để cho học sinh thấy được sự khác nhau giữa câu đặc biệt với câu rút gọn và câu bình thường. Nên học sinh nắm không vững, không phân biệt được giữa câu đặc biệt với câu rút gọn và câu bình thường một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, một số giáo viên sau khi hình thành xong nội dung bài học chỉ đi làm một vài bài tập trong SGK mà không đưa ra bài tập từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng (kết hợp trong quá trình dạy) để học sinh luyện tập thực hành khắc sâu kiến thức.

Chỉ những bài tập đó thực sự cũng chưa giúp học sinh nắm vững, củng cố tri thức về câu đặc biệt.

* Về phía học sinh:

Qua các năm giảng dạy cũng như đi dự giờ một số tiết học của đồng nghiệp, tôi nhận thấy học sinh hay mắc phải một số lỗi cơ bản như sau:

Học sinh  nhận biết sai câu đặc biệt. Khi nhận biết câu đặc biệt, các em chỉ căn cứ vào hình thức của nó, các em nhìn câu nào có cấu tạo ngắn gọn thì các em xác định ngay đó là câu đặc biệt mà các em chưa biết vận dụng vào ngữ cảnh và cấu tạo để phân biệt các kiểu câu.

Ví dụ khi giáo viên yêu cầu học sinh đặt một câu đặc biệt các em đặt: “Mẹ về”. hoặc câu “Mưa rơi.”. Hay khi viết một đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt các em viết: “Lúc đi chơi công viên tôi đã nhìn thấy một con hổ rất to và tôi hét lên: ôi, con hổ.” . Và các em xác định “ôi, con hổ” là câu đặc biệt.

Qua đó cho ta thấy học sinh chưa thực sự nắm chắc câu đặc biệt mặc dù phần tìm hiểu bài ở trên giáo viên đã đi phân tích rất kĩ ví dụ và rút ra bài học và đã làm bài tập trong SGK  đã cho. Thực tế đó cho ta thấy các em nắm khái niệm rất mông lung, mơ hồ, chỉ cần đặt câu có từ ngữ giống với cấu trúc như ở câu đã cho là các em xác định ngay đó là câu đặc biệt. Bên cạnh đó về nhà các em rất ít tài liệu tham khảo và bản thân các em lại lười, không tự học, tự tìm tòi.  Mà tri thức về câu đặc biệt so với những loại tri thức khác không phải là khó. Từ thực tiễn nêu trên, tôi đưa ra một số giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Từ khi áp dụng giải pháp này, tôi cảm thấy tự tin hơn mỗi khi lên lớp. Trong quá trình giảng dạy, tôi vừa dạy lí thuyết  vừa cho học sinh thực hành qua một số bài tập  trong SGK và bài tập đưa thêm ngoài nội dung SGK nên đã giúp học sinh nắm chắc câu đặc biệt. Vì vậy với sáng kiến này có thể coi là một định hướng tốt giúp tôi trong quá trình giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong những năm qua.

   5.2.2. Nội dung sáng kiến:

        Với thực trạng khó khăn của giáo viên, và với những lỗi sai cơ bản của học sinh tôi  đưa ra giải pháp thực hiện dạy bài này như sau:

   5.2.2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị kĩ bài ở nhà.

Để tiết dạy được thành công, khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà cũng rất quan trọng. Vì khi chuẩn bị bài ở nhà học sinh phần nào đã nắm sơ lược nội dung kiến thức của bài học. Để giúp học sinh làm tốt được khâu chuẩn bị.  Giáo viên sẽ hướng dẫn như sau:

Giáo viên sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài (tư liệu SGK ) ở nhà bằng các câu hỏi gợi ý:

Phân biệt câu in đậm trong SGK với câu rút gọn và câu bình thường?

Từ đó chỉ ra đặc điểm của câu in đậm trong SGK?

Câu đặc biệt có cấu tạo như thế nào?

Câu đặc biệt có những tác dụng gì?

Từ các câu hỏi gợi ý trên kết hợp với đọc phần ghi nhớ, học sinh bước đầu có thể nắm được khái niệm về câu đặc biệt.

   5.2.2.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

Đây là biện pháp quan trọng nhất để học sinh biết được phần chuẩn bị, tìm hiểu ở nhà của mình là đúng hay sai, từ đó các em cũng cố tri thức và nắm rõ về kiến thức câu đặc biệt. Vì thế trong quá trình hướng dẫn giáo viên vừa đặt câu hỏi gợi ý vừa củng cố, chốt ý. Quá trình đó được thức hiện như sau:

I. Tìm hiểu bài:

1. Khái niệm câu đặc biệt.

         HS đọc ví dụ:

VD 1. Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp. 

Giáo viên cho học sinh lựa chọn câu trả lời đúng (câu C) theo gợi ý SGK.

Giáo viên đưa thêm hai ví dụ một ví dụ về câu rút gọn, một ví dụ về câu bình thường:

     VD2. - Ai đang đứng ngoài kia?

               - Em Thủy. (câu rút gọn VN).

                     CN

     VD3. Em Thủy //không đi học. (câu bình thường có đầy đủ CN và VN).

                CN                 VN

Hãy xác định thành phần câu ở 2 ví dụ  trên (ví dụ 2 chỉ xác định ở câu trả lời)?

Em có nhận xét gì về cấu tạo của ví dụ 2 và ví dụ 3 ở trên?

Ở câu rút gọn, thành phần được rút gọn có khôi phục lại được không?

Câu “Ôi, em Thủy” có thể xác định  CN và VN hay không?

Từ ý kiến trả lời của học sinh, giáo viên chốt: câu không thể có CN và VN là câu đặc biệt.

2. Tác dụng của câu đặc biệt.

Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ SGK sau đó gợi ý cho học sinh tìm hiểu qua một số câu hỏi như sau:

Xác định các câu đặc biệt trong các ví dụ?

Nhận xét về cấu tạo của mỗi câu đặc biệt?

Các câu đặc biệt trên có tác dụng gì (đánh dấu X vào ô thích hợp)?

Từ những câu hỏi đó giáo viên sẽ cho học sinh thấy được cấu tạo của câu đặc biệt chỉ là một từ hoặc một cụm từ và rút ra các tác dụng của câu đặc biệt.

                II.  Bài học:

Từ những câu hỏi trên giáo viên có thể đưa ra câu hỏi để chốt khái niệm câu đặc biệt:

Dựa vào ví dụ 1/I em hiểu thế nào là câu đặc biệt?

Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

Sau khi học sinh hình thành bài học về câu đặc biệt, giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ.  Học sinh có thể lấy ví dụ sai như câu “Mẹ về.” hay câu “Mưa rơi” Giáo viên sẽ định hướng cho học sinh để học sinh nhận diện câu vừa lấy không phải là câu đặc biệt.

Chúng ta có thể xác định thành phần câu ở câu bạn vừa đưa ra không?

Vậy đó có phải là câu đặc biệt không?

Sau đó giáo viên định hướng cho học sinh từ các câu đã cho để tạo thành một câu đặc biệt. Ví dụ câu “Mưa rơi”. Chúng ta bỏ thành phần vị ngữ, thêm thán từ  “A” đứng tước thì sẽ có một câu đặc biệt: “ A, mưa!”

Hay khi học sinh viết đoạn văn sử dụng câu đặc biệt sai như “Lúc đi chơi công viên/ tôi// đã nhìn thấy một con hổ rất to và tôi hét lên: ôi, con hổ.”, giáo viên cũng sẽ cho học sinh thấy câu các em dùng không phải là câu đặc biệt bằng các gợi ý sau:

Giáo viên cho học sinh xác định thành phần câu ở câu trên?

Cụm từ  “ôi, con hổ” có phải là một câu riêng biệt không?

Vậy nó có phải là một câu đặc biệt không?

Từ đó GV kết luận cụm từ “ôi, con hổ” là một câu đặc biệt khi và chỉ khi nó đứng riêng biệt, độc lập thành một câu riêng biệt, cấu tạo của nó không phụ thuộc vào các câu khác.

Giáo viên nhấn mạnh thêm câu đặc biệt nó có các tác dụng như trên học sinh kết hợp giữa khái niệm và tác dụng sẽ dễ dàng  vận dụng đặt câu và viết đoạn.

Từ việc phân tích trên, học sinh nắm vững về câu đặc biệt.

              III.  Luyện tập.

   Sau khi học sinh đã nắm được khái niệm, đặc điểm của câu đặc biệt. Trong tiết dạy hoặc các tiết phụ đạo nâng cao giáo viên sẽ cho các em thực hành bằng cách đưa ra các dạng bài tập khác nhau để các em nắm rõ và khắc sâu tri thức. Các dạng bài tập như sau:

                     1. Dạng bài tập nhận biết.

     Bài tập . Xác định câu đặc biệt và cho biết tác dụng của chúng.

a. Mưa và rét! Vắt rừng! Đoàn quân vượt suối băng rừng tiến lên phía trước.

b. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

c. Phở! Nước!

d. Hên quá!

e. Thắng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua.

f. Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa.

h. Sài Gòn. Mùa xuân 1975.

Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, sau đó trình bày kết quả -> Giáo viên học sinh nhận xét, bổ sung.

Sau khi cho học sinh xác định câu đặc biệt, giáo viên cho học sinh giải thích tại sao em lại xác định đây là câu đặc biệt và tác dụng của nó (căn cứ vào cấu tạo của câu và nội dung mà câu biểu hiện). Đồng thời qua bài tập, giáo viên cũng sẽ nhấn mạnh cho học sinh rõ: câu đặc biệt có khi nó là một trạng ngữ được tách ra thành một câu đặc biệt nhằm nhấn mạnh ý cần diễn đạt. Ví dụ như câu “Sài Gòn. Mùa xuân 1975.”. các câu này là những trạng ngữ chỉ nơi chốn và thời gian nhưng được tách ra thành câu đặc biệt nhằm nhấn mạnh thời gian và nơi chốn diễn ra sự việc.

Nhờ vậy học sinh sẽ nắm chắc và rõ hơn câu đặc biệt.

                       2. Dạng bài tập thông hiểu.

  Bài tập 1: Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau, từ đó hãy chỉ ra sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn?

a. Hôm nay. Văn đã là tiến sĩ.

b. Anh ấy đi khi nào?

 - Hôm nay.

c. Mùa thu. Gió thổi cái mùi tinh tươm của câu cối còn sót lại từ ngoài xa tới cái thị xã nhỏ này.

d. Cốm thường có vào mùa nào?

  - Mùa thu.

Giáo viên cho học sinh suy nghĩ trong vòng 5 phút để làm bài. Sau đó giáo viên chốt:

- Câu “Hôm nay” ở câu a và câu “Mùa thu” ở câu c là câu đặc biệt vì nó có cấu tạo không theo mô hình CN, VN.

- Còn câu “Hôm nay” ở câu b và câu “Mùa thu” ở câu d là câu rút gọn bởi nó được rút gọn thành phần CN và VN (và chúng ta có thể khôi phục được hai thành phần đó).

Từ đó học sinh sẽ dễ dàng chỉ ra câu rút gọn và câu đặc biệt:

- Câu rút gọn: có thể dựa vào ngữ cảnh để khôi phục lại thành phần được rút gọn.

- Câu đặc biệt: Không xác định được đâu là CN, VN.

Bài tập 2. Hãy chỉ ra câu đặc biệt trong đoạn văn sau.

Đoạn 1:  “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”

Đoạn 2: Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ. Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm được bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cách nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh. Ngày nay cúc vẫn được dùng để chữa bệnh. Tên y học của nó là Liên Chi.

Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức về câu đặc biệt để xác định câu đặc biệt trong các đoạn văn

Đáp án:

- Đoạn 1: Than ôi! , ! Lo thay! Nguy thay!.

- Đoạn 2: Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ.

Từ những đoạn văn mẫu đó, học sinh sẽ học tập cách viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt.

 3. Dạng bài tập vận dụng.

* Bài tập vận dụng cấp độ thấp: Giáo viên yêu cầu học sinh đặt 4 câu đặc biệt với 4 tác dụng khác nhau.

* Bài tập vận dụng cấp độ cao: Em hãy viết đoạn văn ngắn 6-> 8 câu (chủ đề tự chọn) có sử dụng câu đặc biệt. Gạch chân dưới câu đặc biệt em vừa dùng?

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Để thành công trong một tiết dạy, giáo viên không thể không ứng dụng công nghệ thông tin. kết thúc bài dạy, giáo viên sẽ củng cố kiến thức bài học bằng sơ đồ trống:

 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Giải pháp trên tôi đã thực nghiệm áp dụng với học sinh lớp 7A3, 7A4 7A5. Và với giải pháp  này, tôi sẽ tiếp tục áp dụng trong các tiết dạy tiếng Việt khác ở 7 cũng như các khối lớp 6, 8, 9. Vì phương pháp dạy tiếng Việt ở tất cả các khối lớp là giống nhau mặt khác để giúp các em nắm vững tri thức thì ngoài quá trình hướng dẫn các em đi tìm hiểu tri thức thì trong quá trình dạy học đòi hỏi giáo viên phải linh động ra nhiều bài tập với các dạng khác nhau cho các em làm thêm.

Như tôi có thể áp dụng biện pháp này vào dạy bài “Lựa chọn trật tự từ trong câu” ở Ngữ văn 8, tập 2. Ví dụ như  bài này sau khi dạy xong kiến thức tôi có thể vận dụng giải pháp áp dụng công nghệ thông tin củng cố bài học bằng sơ đồ trống: 


Hay lên lớp 9, tôi cũng sẽ vận dụng phương pháp này khi dạy các thành phần biệt lập.

Các biện pháp trên cùng với kết quả mà tôi đã trình bày khẳng định được phương pháp giảng dạy như trên là có hiệu quả.

6. Những thông tin cần được bảo mật:

Không có

7.  Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 

      Để giáo dục được thế hệ trẻ không chỉ một người mà nó là vai trò của các thầy, các cô giáo, các bậc cha mẹ, họ là những người nuôi dưỡng và dạy dỗ để bồi dưỡng những thế hệ tương lai cho đất nước và nhân loại.

Một nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đó là đòi hỏi những người lái đò phải có cái tầm, hết lòng vì học sinh thân yêu, coi trường là nhà, ân cần, tận tụy với học sinh cùng với sự nhiệt huyết và lòng say mê nghề nghiệp, tôi luôn tìm tòi, sáng tạo trong mỗi tiết dạy để đạt kết quả được tốt hơn.

Phần quan trọng không kém đó chính là học sinh, các em phải xác định được mục tiêu của việc học cho bản thân là hết sức cần thiết về: ý thức tự giác, tinh thần tự học luôn tìm tòi cái mới và biết áp dụng nội dung bài học vào thực tiễn. Các em phải  luôn cố gắng không ngừng, không dấu dốt, sợ sai. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ nhiệt tình của phụ huynh học sinh, tạo mọi điều kiện động viên các em cố gắng vươn lên là một yếu tố lớn quyết định đến sự lĩnh hội tri thức của các em.

                  8. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Sau khi áp dụng các giải pháp trên trong tiết học “Câu đặc biệt”, tôi nhận thấy học sinh rất hiểu bài, các em thể hiện sự tích cực, chủ động, phát biểu xây dựng bài.  Học sinh đã nắm rõ hơn câu đặc biệt. Học sinh đã biết đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt một cách chính xác.

* Khi áp dụng sáng kiến trong lớp mình trực tiếp giảng dạy tôi thu được kết quả như sau:

 Đánh giá của Tổ: Văn- GDCD sau dự giờ:

Lớp áp dụng đề tài:

Học kỳ II,

Năm học

2020-2021

Lớp

Sĩ số

HS hiểu bài tốt

H/S hiểu bài

H/S không hiểu bài

Số BT đã làm

7A3

41

24

17

0

BT- SGK: 3

BT Bổ sung: 2

                             

                                     So với lớp không áp dụng đề tài

Học kỳ II,

Năm học

2020-2021

Lớp

Sĩ số

HS hiểu bài tốt

H/S hiểu bài

H/S không hiểu bài

Số BT đã làm

7A4

42

10

19

13

BT- SGK: 2

BT Bổ sung: 0

 

So sánh, đối chiếu cho ta thấy các em đã nắm rất tốt về câu đặc biệt. Từ những học sinh yếu, khi được giảng dạy với những phương pháp đó, các em đã vận dụng vào làm bài một cách hiệu quả. Theo tôi đây là những cách học tập tốt, phù hợp với đặc trưng của bộ môn, phù hợp với điều kiện thực tiễn dạy học hiện nay để từ đó giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, hoàn thiện nhân cách của mình.

Qua sáng kiến này bản thân tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:

Khi dạy một kiến thức nào đó thì phải cho học sinh hiểu rõ bản chất của kiến thức đó.

Có sự đầu tư về phương pháp, thay đổi về cách làm để lôi cuốn học sinh, họcnsinh dễ dàng hiểu được các kiến thức.

Quan tâm đến các đối tượng học sinh, tìm hiểu thêm học sinh còn yếu ở chỗ nào.

Kết hợp tốt công nghệ thông tin vào giảng dạy để giờ học đạt hiệu quả cao nhất.

 Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC