Skkn Tận dụng sảnh cầu thang và sử dụng nguyên vật liệu mở tạo thành góc sách cho trẻ ở trường Mầm non

  


1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Tận dụng sảnh cầu thang và sử dụng nguyên vật liệu mở tạo thành góc sách cho trẻ ở trường Mầm non”.

2.  Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giáo dục và Đào tạo (công tác chuyên môn) - Giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 22 tháng 9 năm 2020.

5. Mô tả bản chất sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Lứa tuổi mầm non là thời kỳ khởi đầu rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Xây dựng và bồi dưỡng cho trẻ em những thói quen tốt đẹp đồng nghĩa với việc giúp trẻ em tích lũy một nguồn vốn cho tương lai. Tạo dựng thói quen đọc sách và yêu sách là một việc làm quan trọng của gia đình và nhà trường để giúp trẻ có một nguồn vốn dồi dào cho việc hình thành và phát triển nhân cách.

Sách luôn là một kho tàng để giúp trẻ có thể khám phá, tìm hiểu và học nhiều điều hay, những cuốn sách có nội dung lành mạnh, tranh minh họa đẹp mắt sẽ làm cho trẻ cảm thấy thích thú. Thế nhưng với thời đại ngày càng phát triển đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 thì sách ngày càng xa dần đối với trẻ. Để trẻ mầm non có thói quen với việc đọc sách mỗi ngày luôn là niềm trăn trở của biết bao giáo viên mầm non.  Do kinh phí hạn hẹp, phụ huynh học sinh tất bật với biết bao công việc và luôn đắm chìm trong công nghệ, điện thoại thông minh,… mà quên đi rằng cần cho trẻ được làm quen với sách. Chính vì lí do đó, cùng với cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường chúng tôi mạnh dạn tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh hỗ trợ nguyên vật liệu để thực hiện làm góc sách cho trẻ bằng nguyên vật liệu phụ huynh tự đưa đến.

Sảnh cầu thang đi lên lầu của nhà trường có khoảng không gian sảnh được thiết kế tương đối rộng rãi, an toàn nhưng lại rất trống trải. Trong khi đó để thực hiện chuyên đề “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cần thiết phải xây dựng các nhà chòi, góc sách…. tốn kém nhiều kinh phí của nhà trường.

Kệ sách bán trên thị trường hình dáng quá quen thuộc với trẻ không tạo được sự thích thú, tò mò khi chơi. Kệ sách trên thị trường giá thành cao trong khi kinh phí của nhà trường hạn hẹp.Kệ sách trên thị trường không thể tổ chức cho trẻ đọc ở nhiều hoạt động khác nhau vì khó di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau trong trường.

Những nhược điểm trên ảnh hưởng lớn đến quá trình tổ chức các hoạt động của giáo viên và việc học tập của trẻ.   

 

H1. Hình ảnh sảnh cầu thang đi lên khi chưa làm góc sách

Khi sử dụng sảnh giữa cầu thang đi lên xuống được xây dựng thành góc sách tiết kiệm được kinh phí hơn khi phải xây dựng góc sách ngoài sân trường. Bên cạnh đó còn tận dụng được góc sách để tổ chức cho trẻ chơi trong giờ hoạt động góc và cho phụ huynh đọc sách cùng trẻ ở giờ hoạt động đón, trả trẻ.

Phối hợp với phụ huynh học sinh tìm kiếm vật liệu phế thải tiết kiệm kinh phí đồng thời thiết kế kệ sách phù hợp với không gian sẵn có của trường tạo hứng thú cho trẻ và phụ huynh khi tham gia đọc sách ở một không gian mới lạ.

Với thiết kế kệ sách độc lạ khác hẳn những kệ sách bán sẵn trên thị trường tạo cho trẻ hưng phấn, tò mò khám phá với mỗi giờ đọc sách.

* Quá trình thực hiện góc sách trên nền tảng sảnh giữa cầu thang đi lên xuống của trường như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu.

Phối kết hợp với phụ huynh chuẩn bị nguyên vật liệu gồm: 2 thùng phi nhớt; tấm nhựa alu; nẹp nhôm, nẹp sắt; bánh xe ô tô, xe máy cũ; can nước rửa chén, can nước giặt...; sách truyện các loại ( phụ huynh mang đến) 12 bánh xe nhỏ làm chân kệ, sơn dầu, ốc vít, 4 tay cầm, 4 bản lề, nẹp nhôm..(mua).

Sưu tầm 1 số nguyên vật liệu: Kệ để đồ ở cửa hàng tạp hóa đã cũ bỏ, hộp giấy A4...

 

H2. Nguyên vật liệu

Bước 2: Cách thực hiện góc sách theo trình tự như sau.

1. Cách thực hiện kệ sách bằng thùng phi nhớt:

- Cắt đôi thùng phi nhớt làm hai phần theo chiều dọc sau đó rửa sạch nhớt, úp phơi khô.

 

H3. Cắt rửa thùng phi nhớt

- Cắt alu theo đường cong của thùng phi, chia thùng thành ba phần làm các ngăn trên kệ.

 

H4. Cắt Alu và gắn ngăn

- Dùng ốc vít và nẹp nhôm cố định các ngăn rời lên thùng phi.

 

H5. Hoàn thiện các ngăn

- Dùng bản lề gắn 2 nửa thùng phi lại với nhau, gắn 2 bên 2 tay cầm để có thể đóng mở dễ dàng.

- Khoan đáy thùng gắn 6 bánh xe để dễ dàng di chuyển đến nhiều nơi trong khuân viên trường theo từng hoạt động.

- Trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh lên thùng phi để thu hút trẻ.

+ Thùng phi 1: Dùng chậu nhựa loại lớn cắt đôi úp trên mặt trên thùng phi, vẽ trang trí tạo thành đầu con sâu phía ngoài. Thân thùng phi được sơn lại bằng nhiều màu sắc khác nhau, vẽ trang trí thành thân con sâu ngộ nghĩnh thu hút sự chú ý, hứng thú của trẻ và phụ huynh học sinh

 

H6. Hoàn thiện kệ 1

- Thùng phi 2: Dùng thanh sắt hàn thành hình chóp, sau đó dùng xốp bitit dán xung quanh tạo thành mái nhà hình trụ, vẽ hình ảnh con vật ngộ nghĩnh lên thân thùng phi như hình.

 

H7. Hoàn thiện kệ 2

2. Thiết kế những giỏ sách nhỏ để trong kệ thùng phi và tận dụng cửa sổ góc lồi làm kệ nhỏ.

- Cắt chai nước giặt, nước rửa chén....thành những kệ sách nho nhỏ, dán trang trí những hình ảnh con vật ngộ nghĩnh, hoa....

 

H8. Hình ảnh giỏ sách bằng can nước rửa chén...

- Tận dụng những kệ có sẵn ở những tạp hóa xin về sơn và trang trí lên thành kệ sách nhỏ.

 

H9. Hình ảnh kệ tận dụng đồ phế thải của cửa hàng tạp hóa

3. Thiết kế bàn đọc sách bằng những bánh xe ô tô.

- Rửa sạch các bánh xe, phơi khô sau đó sơn màu lên.

- Đo bề mặt các bánh xe sau đó cắt alu thành những vòng tròn theo kích cỡ của các bánh xe,

- Dùng silicon gắn các hình tròn vào các bánh xe để tạo thành mặt bàn.

- Để bàn cao vừa tầm trẻ hoặc cha mẹ thì có thể đặt chồng 2 hoặc 3 bánh xe lên nhau.

- Cắt tấm alu hình tròn, dán đề can hình ảnh, đặt bánh xe ô tô tạo thành 2 cái bàn.

H10. Bàn đọc sách bằng bánh xe.

Bước 3: Đưa kệ vào góc và trang trí.

- Đạt kệ ở sát 1 bên tường, trang trí xung quanh tường, trải thảm cỏ, xốp bi tít xuống dưới nền sảnh. Đặt 2 bàn làm bằng lốp xe ô tô lên trên làm bàn cho trẻ ngồi đọc sách.

- Đưa tất cả các kệ vào góc.

- Dùng hoa, cỏ, cây cảnh, ... trang trí vào góc sao cho hài hòa, đẹp mắt, thu hút trẻ và phụ huynh.

   

H11.Hình ảnh góc hoàn thiện.

Bước 4: Ứng dụng các kệ sách vào các hoạt động.

- Tổ chức cho trẻ vào góc đọc sách trong các giờ hoạt động dạo chơi ngoài trời, hoạt động góc...

 

H12. Hình ảnh học sinh đọc sách trong giờ chơi

- Tuyên truyền đến toàn thể phụ huynh trong toàn trường cùng con đọc sách mỗi ngày.

 

H13. Hình ảnh phụ huynh học sinh cùng đọc sách với trẻ.

- Di chuyển kệ sách bằng thùng phi vào trong lớp và trẻ di chuyển kệ đến nơi mà trẻ thích để cùng nhau khám phá những cuốn sách hay .

 

H14. Hình ảnh kệ trong các góc hoạt động của lớp.

 

H15. Hình ảnh kệ sách được di chuyển dễ dàng trong khuôn viên trường.

5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Giải pháp nêu trên đã được áp dụng tại Trường mầm non với sự tham gia của  trẻ ở lớp lá. Kết quả cho thấy đã giải quyết được góc sách cho trẻ mà không cần xây dựng góc sách ngoài sân tiết kiệm được chi phí cho nhà trường; phù hợp với chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm; giúp học sinh tích cực hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động với  sách; thu hút sự chú ý, quan tâm của phụ huynh với việc cho trẻ mầm non làm quen với sách. Sáng kiến này có khả năng áp dụng đại trà cho các lớp tại các trường mầm non khác trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước khi xây dựng góc sách cho trẻ cả ở trong lớp và ngoài trời.

6. Những thông tin cần được bảo mật: không có.

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Giáo viên thực hiện việc làm góc sách cho trẻ.

- Trẻ tham gia đọc sách ở góc sách.

- Áp dụng cho hoạt động chơi ngoài trời, chơi trong các góc và chơi tự do vào giờ đón và trả trẻ.

- Có sự chấp thuận của Ban Giám hiệu nhà trường.

- Chi phí mua các phụ liệu (để tiết kiệm nên tận dụng 7 bánh xe đã qua sử dụng do phụ huynh mang đến):

STT

Tên vật liệu

Số lượng

Đơn giá

ĐVT

Thành tiền

1

Bánh xe

7

20.000

Cái

140.000đ

2

Cái loại ốc vít

0.2

50.000

Kg

100.000đ

3

Tay cầm

04

8.000

Cái

32.000đ

4

Bản lề

04

10.000

Cái

40.000đ

5

Silicon

1

50.000

Tuýt

50.000đ

6

Đề can

2

20.000

m

40.000đ

Tổng cộng

402.000đ

8.  Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý của tác giả:

+ Về phía phụ huynh học sinh và trẻ:

- Tạo mối quan hệ bền chặt hơn với cha mẹ. Cùng nhau đọc một vài trang sách mỗi ngày vào giờ đón trả trẻ sẽ khiến trẻ mầm non gần gũi và gắn bó với cha mẹ hơn.

- Tạo ra khả năng học tập về cơ bản cao hơn. Trẻ mầm non được tiếp xúc với việc đọc trước thì sẽ dễ dàng bắt nhịp và học tập hơn những bạn khác khi đến học tập tại trường.

- Phát triển ngôn ngữ nói, sau này là ngôn ngữ viết.

- Trẻ được nghe đọc sách nhiều sẽ học nói nhanh hơn, nói tốt hơn, trường ngôn từ cũng phong phú hơn.

- Trẻ hiểu đuợc những điều cơ bản để có thể đọc một cuốn sách. Trẻ được hình thành khả năng cảm nhận ngôn ngữ, hình thành kỹ năng phát âm cực kỳ quan trọng. Trẻ em sẽ sẽ nhận cách đọc sách từ trái qua phải, phân biệt một số hình ảnh và từ ngữ.

- Tăng cường khả năng giao tiếp cho trẻ. Được nghe nhiều trẻ sẽ có vốn từ vựng phong phú, dễ dàng giao tiếp với người khác. Các tình huống được nghe từ trong sách sẽ được bé hiểu và áp dụng nhanh hơn.

- Tạo nền móng cho trẻ tư duy logic. Trẻ dễ dàng nắm bắt những nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ, tư duy ngôn ngữ mạch lạc.

- Nâng cao tính kỷ luật và sự tập trung. Lúc nghe đọc sách trẻ cần ngồi nghiêm túc trong một thời gian nhất định. Việc ngồi một chỗ, lắng nghe và im lặng sẽ tạo nề nếp cho bé làm quen với việc đi học ở trường.

- Trẻ hứng thú với những trải nghiệm mới. Mỗi câu chuyện trong sách là một cuộc phiêu lưu trong tưởng tượng. Bé sẽ hứng khởi mỗi ngày nếu được trải qua nhiều cuộc phiêu lưu mới.

- Tạo được sự tin yêu của phụ huynh học sinh và các ngành các cấp của địa phương

+ Về kinh phí và mục đích sử dụng:

- Tiết kiệm được các chi phí cho việc sử dụng nguyên vật liệu phế thải làm kệ sách.

- Xếp gọn gàng sau khi sử dụng xong, có thể di chuyển kệ đến nhiều nơi khác nhau trong khuôn viên trường để trẻ đọc mà không cần phải trang bị nhiều kệ sách.

- Tận dụng được góc lồi trong khuôn viên mà không cần phải xây dựng góc sách ngoài sân tốn kém kinh phí của nhà trường.

- Giúp chúng tôi nâng cao thêm được nghiệp vụ chuyên môn, đem lại những kết quả cao trong giờ dạy của giáo viên và nâng cao chất lượng dạy và học cho nhà trường.

+ Việc học tự làm trang thiết bị đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản giáo dục toàn diện của ngành giáo dục và đào tạo.

+ Sáng kiến được hội đồng sáng kiến trường Mầm Non Sơn Ca đánh giá rất cao về đồ dùng dạy học tự làm của chúng tôi, ngoài những hiệu quả nói trên thì đồ dùng dạy học còn được hội đồng sáng kiến nhà trường đánh giá là thiết bị tiện dụng, gọn, giá thành thấp…


Nguồn: ST


Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC