Các nhân tố tác động đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng



ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Tác giả: LÊ THỊ THÙY DUNG
Tên tài liệu: Các nhân tố tác động đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Đà Nẵng - 2017

1. Lý do chọn đề tài 

Nếu cách đây 30 năm người Việt Nam mong muốn ăn đủ no thì hiện nay điều người Việt Nam mong muốn đó chính là ăn sạch. Thực phẩm bẩn đã trở thành một vấn nạn lớn của xã hội hiện nay. Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường và làm giảm chất lượng cuộc sống. Theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2015, Việt Nam ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong đây là những con số đáng buồn cho chất lượng cuộc sống của Việt Nam. Nhận thức được vai trò của sức khỏe con người và việc bảo vệ môi trường sống tốt hơn, hiện nay người tiêu dùng đang có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm sạch trong đó nổi bật là các sản phẩm hữu cơ. Do đó thị trường thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và phát triển. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp tham gia cung ứng sản phẩm hữu cơ vào thị trường tuy nhiên họ vấp phải rất nhiều khó khăn. 

Từ khâu sản xuất thực phẩm hữu cơ và được chứng nhận thì tại Việt Nam vẫn chưa có quy định thang đo chứng nhận thực phẩn hữu cơ, đa số thực phẩm hữu cơ được sản xuất tại Việt Nam được các tổ chức quốc tế chứng nhận đạt chuẩn để xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Mỹ. Như vậy, có thể nhận thấy các sản phẩm hữu cơ tại thị trường Việt Nam có chứng nhận chủ yếu là các sản phẩm từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. 

Sản xuất gặp vấn đề với chứng nhận chưa có đến khâu ra thị trường các sản phẩm hữu cơ cũng gặp các thách thức do đây cũng là các sản phẩm mới sự hiểu biết, quan tâm của người tiêu dùng có tuy nhiên chưa sâu. Các đề tài nghiên cứu lĩnh vực này cũng chưa nhiều. Từ thực tế trên và nghiên cứu tác giả quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng”.

Nghiên cứu của tác giả sẽ thêm cơ sở giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thực phẩm hữu cơ có thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến việc mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp định hướng, ra các quyết định về sản xuất, phân phối, marketing và bán hàng một cách hiệu quả. 

2. Mục đích nghiên cứu 

- Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại Thành phố Đà Nẵng. 

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng. 

- Dựa trên các kết quả khảo sát nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm giúp các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường thực phẩm hữu cơ có thể khuyến khích người tiêu dùng tăng cường ý định mua thực phẩm hữu cơ. 

3. Phương pháp nghiên cứu 

Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính: Thực hiện kỹ thuật nghiên cứu phỏng vấn chuyên sâu (phương pháp chuyên gia) 20 người tiêu dùng tại Thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung (nếu có) các nhân tố của mô hình tác động đến ý định mua thực phẩm hữu cơ đồng thời kiểm tra, chỉnh sửa và hoàn thiện bản câu hỏi chính thức. Nghiên cứu định lượng: Sau khi nghiên cứu định tính có kết quả và bản câu hỏi chính thức. Tiếp theo tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức bằng phương pháp khảo sát bản câu hỏi.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ.

- Đối tượng phỏng vấn: Người tiêu dùng có biết về thực phẩm hữu cơ tại Thành phố Đà Nẵng. 

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2016 đến tháng 05/2017. 

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại thành phố Đà Nẵng. 

5. Bố cục đề tài 

Ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, bảng biểu và tài liệu tham khảo đề tài gồm có 4 chương: 

Chương 1: Cơ sở lý thuyết 

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu 

Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 

4: Bàn luận hàm ý chính sách; đóng góp hạn chế của đề tài.

Tải file đầy đủ: Tại đây hoặc Tại đây

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC