Skkn Sưu tầm và sáng tác một số bài thơ, trò chơi giúp trẻ mẫu giáo có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn giao thông



1. Tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: Sưu tầm và sáng tác một số bài thơ, trò chơi giúp trẻ mẫu giáo có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn giao thông.

2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:Tác giả đồng thời cũng là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.

3.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Mầm Non

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 7/9/2020

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Những bài thơ, trò chơi tôi đưa ra có nội dung hoàn toàn mới phù hợp với lứa tuổi mầm non, với chương trình giáo dục mầm non giúp tôi cũng như chị em đồng nghiệp dễ dàng lựa chọn nội dung để lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động nhằm giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn giao thông.

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là giúp cho trẻ có những hiểu biết cơ bản về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo cho trẻ có thói quen đúng đối với môi trường nơi trẻ sinh sống. Việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao thông qua các bài thơ, trò chơi giúp các cô giáo thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ một cách dễ dàng, linh hoạt. Qua đó, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và an toàn giao thông. Sau đây là một số bài thơ, trò chơi được tôi sưu tầm và sáng tác nhằm giúp trẻ mẫu giáo có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn giao thông.

5.2.Nội dung sáng kiến.

5.2.1/ Khảo sát trẻ trước khi chưa đưa các bài thơ, trò chơi vào các hoạt động.

 

Số cháu khảo sát

 

Trẻ hứng thú vào giờ học

 

Trẻ chưa hứng thú vào giờ học

 

26 trẻ

 

11 /26= 42,3%

 

15/26 = 57,7 %

 

 

5.2.2/ Các bước thực hiện sáng kiến như sau:

- Sưu tầm và sáng tác các bài thơ giúp trẻ mẫu giáo có ý thức bảo vệ môi trường.

Bài thơ: Lời Cô Dặn

Trên đường bé thấy

Rác thải rất nhiều

Bé liền nói mẹ

Mẹ ơi cô dặn

Chỗ nào nhiều rác

Cần phải nhặt ngay

 

Chớ để lâu ngày

Sẽ rất là bẩn

Khi nhìn thấy rác

Bỏ vào thùng ngay

Con mẹ thật ngoan

Vâng lời cô dạy

(Sáng tác)

Bài thơ: Vệ sinh môi trường

Trong sân trường bé

Nhiều lá vàng rơi

Tung bay mọi nơi

Bé cùng nhặt nhé

Bỏ vào thùng rác                                 

Sân trường sạch tinh

Không khí mát lành

Bé vui học hành

Thích ơi là thích

(Sáng tác)

 

Bài thơ: Bé nhặt rác

Mỗi khi có rác

Em bỏ vào thùng

Chớ vứt lung tung

Bẩn môi trường nhé

Chúng em tuy bé

Vẫn bảo ban nhau

Thấy rác ở đâu

Nhặt cho vào sọt      

(Sáng tác)

Bài thơ: Rửa tay

Tay mình vướng bẩn

Rửa sạch lau khô

Mà cô hướng dẫn

Theo đúng sáu bước

Không để bụi bẩn

Bám vào tay chân

Bé ngoan bé nhớ

Không bao giờ quên

(Sáng tác)

Bài thơ: Tiết kiệm điện

Khi ra khỏi phòng

Bé nên tắt quạt

Bên ngoài gió mát

Hãy mở cửa to

Gió lùa vào nhé

Phòng bé có nóng

Cũng mát ngay thôi

Khi ra khỏi phòng

Bé nên tắt điện

Bên ngoài nhiều nắng

Hãy mở cửa to

Cho ánh sáng vào

Phòng bé có tối

Cũng sáng ngay thôi.

(Sáng tác)

 

 

 

Bài thơ: Lời cô dạy

Bé rửa tay xong rồi

Khóa ngay vòi nước lại

Không để chảy tràn lan

 

Lãng phí thế không ngoan

Bé nhớ lời cô dạy

Mỗi ngày bé không quên

(Sáng tác)

 

Bài thơ: Góc sân trường

Góc sân trường của bé

Có thùng rác xinh xinh       

Khi bé chơi ngoài sân

Biết cùng cô nhặt rác

Bỏ vào cho gọn gàng

Không nên vứt bừa bãi

Làm ô nhiễm môi trường

 Mái trường xinh của bé

Phải luôn xanh sạch đẹp

Bé mới khỏe mới vui

(Sáng tác)

 

Bài thơ: Bé Không

Bé không hái hoa tươi

Bé không nên bứt lá

Càng không hái quả non

Sân trường xanh mát lạ

Bé tha hồ vui chơi

Hoa thơm ong bướm lượm

Quả ngọt chín trên cành

Bé càng yêu tha thiết

Trường mầm non Thanh Lương

(Sáng tác)

 

Bài thơ: Niềm vui nho nhỏ

Trên con đường tới lớp

Chim non hót líu lo

Chân tung tăng bé bước

Hát theo chim trên cành

Bước chân vui dừng lại

Bịch rác vứt trên đường

Bé cho vào sọt rác

Con đường chợt sáng hơn

Lòng bé vui vui lạ

Bé bảo vệ môi trường

Cho không gian sạch đẹp

Thế mới là bé ngoan

(Sáng tác)

- Sưu tầm và sáng tác các bài thơ giúp trẻ mẫu giáo có ý thức về an toàn giao thông

Bài thơ: Bé Ơi

Bé ơi đi trên đường

Bé đi về bên phải

Không đi đường bên trái

Mà tai nạn xảy ra

Bé không được la cà

Về nhà nhanh nha bé

(Sáng tác)

Bài thơ: Tín hiệu đèn

Khi đến ngã tư đường

Bé đi theo tín hiệu  
Của những đèn giao thông 
 Đèn đỏ cô đã dạy 
Đứng lại chờ tích tắc 

Ðèn xanh bật lên nhắc 

Bé nhanh chân qua đường 
Đèn vàng thôi chậm lại  

Chớ vội vàng đi nha

(Sáng tác)

Bài thơ: Bé Nhớ

Mỗi khi ra đường

Nhớ đi bên phải

Khi vào đường cái

Phải đi trên lề

Bạn chớ mãi mê

Bỏ quên điều đó

(Sáng tác)

Bài thơ: Đi một mình

Không đi một mình

Ra ngoài đường cái

Dù phải hay trái

 

Phải có mẹ cha

Dìu dắt chúng ta

Mới an toàn nhé

(Sáng tác)

 

Bài thơ: Đội mũ bảo hiểm

Ngồi trên xe máy

Nhớ nhắc mẹ cha

Bảo hiểm mang ra

                                                                                                    (Sáng tá

Cho con đội nhé

Đảm bảo an toàn

Cho cả gia đình

(Sáng tác)

Bài thơ: Nhớ lời cô dặn

Mẹ mẹ ơi cô dặn

Khi nào đi xuống phố

Nhớ đi trên vỉa hè

Đường đông đúc loại xe

Phải chú ý cẩn thận

`

Luôn ngó trước nhìn sau

Nếu muốn băng sang đường

Phải nhờ người lớn nhé

Bé ngoan bé lắng nghe

Con nhớ rồi cô ạ

(Sáng tác)

 

Bài thơ: Đèn tín hiệu

Đèn xanh đèn đỏ đèn vàng

Đèn xanh an toàn

Đèn vàng cảnh báo

Xin đừng táo bạo                                             

Vượt ẩu phóng nhanh

Bao chuyện chẳng lành

Chờ sau đèn đỏ

(Sáng tác)

 

Bài thơ: Qua đường

Vỉa hè không phải sân chơi

Cũng không có phải là nơi bán hàng

Đi về bé chớ tạt ngang

Tham gia đá bóng mua hàng đó nghe

                                                                                                    (Sáng tá

Lòng đường có rất nhiều xe

Mỗi xe đều có làn đường dành riêng

Qua đường bé phải ngó nghiêng

Nhìn qua nhìn lại xin đường rồi đi

(Sáng tác)

 

Bài thơ: Bé đi xe Máy

Xe máy mẹ màu đỏ

Hai bánh tròn xinh xinh

Bon bon trên đường bộ

Mẹ chở bé tới trường

Nón hồng xinh bé đội

Thắt ngay dây an toàn     

Hai tay ôm lưng mẹ

Bé không ngồi lắc lư

Bé ngoan vâng lời mẹ

Giữ an toàn giao thông

Khi ta đi trên đường

( Sáng tác)

 

- Sưu tầm và sáng tác các trò chơi giúp trẻ mẫu giáo có ý thức bảo vệ môi trường.   

+ Trò chơi 1: Phân loại rác thải

Mục đích: Giúp trẻ biết phân loại các rác thải.

Chuẩn bị vật liệu: giấy loại, lá cây, các chai sữa nhựa…

Cách chơi: Yêu cầu các cháu chia thành 3 nhóm, ở mỗi nhóm có 1 rổ đựng các loại vật liệu : loại, lá cây các chai sữa nhựa ...Các con chú ý, các loại rác là lá cây, các con nhặt vào sọt nhựa có dán hình lá cây, các loại rác là giấy loại các con nhặt vào sọt nhựa có dán hình giấy loại, rác là chai sữa nhặt vào sọt nhựa có dán hình chai sữa. 

 

 

 

+ Trò chơi 2: Bé cùng thi tài

Mục đích: Giúp trẻ biết tận dụng những vật liệu phế thải để làm thành những đồ chơi có ích.

 Chuẩn bị: vật liệu, hộp sữa, bao nilông, lá cây, đĩa CD, giấy màu, giấy đề can …

Cách chơi: Từ nhiều vật liệu như hộp sữa, giấy màu, giấy đề can, bao ni

lông,lá cây, đĩa CD … từ đôi tay khéo léo của mình các nhóm làm thành đồ chơi mà mình thích, khi chơi thì con phải trật tự, nhường nhịn bạn.

 

+ Trò chơi 3: Gương mặt thú vị

Mục đích: Giúp trẻ biết những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường.

Chuẩn bị: Khuôn mặt cười, méovà tranh về những việc bé nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường.

Cách chơi: Cô chuẩn bị khuôn mặt cười, méovà tranh về những việc bé nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường. Cô chia lớp thành 2 nhóm, lần lượt các bạn trong nhóm sẽ chọn tranh những việc bé nên làm gắn vào cột mặt cười, tranh bé không nên làm gắn vào cột mặt méo, trong thời gian 3 phút tổ nào gắn đúng và nhiều tranh hơn là tổ chiến thắng.

 

+ Trò chơi 4: Trò chơi “Đôminô bảo vệ môi trường”

Mục đích: Giúp trẻ biết các hành vi bảo vệ môi trường. Ôn các chữ số từ 1 đến 5 cho trẻ.

 Chuẩn bị: Đô mi nô có một đầu là chữ số từ 1 đến 5, còn đầu kia là hình ảnh về các hành vi bảo vệ môi trường .

Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành từng đôi, trẻ ngồi chơi như chơi           trò chơi đô mi nô, nhưng các đô mi nô có một đầu là chữ số từ 1 đến 5, còn đầu kia là hình ảnh về các hành vi bảo vệ môi trường (trồng cây, chăm sóc hoa…). Trẻ thay phiên nhau xếp nối tiếp quân đô mi nô có chứa hình ảnh về các hành vi bảo vệ môi trường giống tương đương nhau, bạn nào không xếp được nữa là thua cuộc.

 

Trò chơi 5: Trò chơi “Cùng chung sức”

Mục đích: Giúp trẻ có ý thức hành động đúng đối với môi trường và cách ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chuẩn bị: Tranh hành động đúng đối với môi trường và cách ứng phó với biến đổi khí hậu, tờ lịch.

Cách chơi: Chia trẻ làm 3 nhóm. Các nhóm cùng nhau thảo luận tìm tranh hành động đúng đối với môi trường và cách ứng phó với biến đổi khí hậu gắn vào tờ lịch của nhóm mình. Trong vòng một bản nhạc, nhóm nào chọn được nhiều tranh hành động đúng là thắng cuộc.

 

-       Sưu tầm và sáng tác các trò chơi giúp trẻ mẫu giáo có ý thức về an toàn giao thông.

+ Trò chơi 1: Trò chơi Chiếc nón bí ẩn

 Mục đích: Giúp trẻ phân loại giao thông theo vùng hoạt động

Chuẩn bị: Một cái bàn có hình ảnh các PTGT đường bộ, đường hàng không….

Cách chơi: Trẻ oẳn tù tì để chọn bạn chơi trước. Lần lượt từng trẻ quay bàn quay, khi mũi tên chỉ vào phương tiện giao thông nào thì trẻ chọn phương tiện giao thông đó và đặt vào vùng hoạt động của chúng. Ví dụ: Mũi tên chỉ vào máy bay thì trẻ phải xếp máy bay vào đường hàng không > xếp ô tô, xích lô, xe đạp, xe máy, vào phần đường bộ.

 

+ Trò chơi 2: Bàn cờ giao thông

Mục đích:Giúp trẻ biết một số luật đi đường.

Chuẩn bị: Bàn cờ giao thông. Một số phương tiện giao thông đường bộ, người đi bộ…

Cách chơi: Cô chia lới thành 3 nhóm. Trong vòng 2 phút, 3 nhóm phải sắp xếp vị trí đi, đứng cho các loại xe và người sao cho đúng luật lệ ATGT. Đội nào xếp đúng và nhanh đội đó sẽ chiến thắng.

 

+ Trò chơi 3: Phân loại phương tiện

 Mục đích:Giúp trẻ phân loại một số PTGT và nơi hoạt động của chúng

          Chuẩn bị: Một số lô tô về phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy...

Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 nhóm. Trong vòng 2 phút, 3 nhóm phải đặt các phương tiện vào đúng vị trí quy định (Đường trên cùng là đường hàng không, ở giũa là đường bộ, dưới cùng là đường thủy...). Đội nào xếp phương tiện về đúng nơi hoạt động của chúng và nhanh đội đó sẽ chiến thắng.

+ Trò chơi4: Phân biệt đúng đèn

 Mục đích: Giúp trẻ biết được ý nghĩa của đèn giao thông

 Chuẩn bị: đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng bằng cao su bi tít, que đè lưỡi.

Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 01 đèn tín hiệu xanh, đỏ hoặc vàng. Khi  cô nói đèn nào được đi. Những trẻ có đèn xanh sẽ giơ cao và cả lớp cùng nói “đèn xanh”và  đèn xanh được đi, khi cô nói đèn nào chuẩn bị những trẻ cầm đèn vàng sẽ giơ cao và cả lớp cùng nói “đèn vàng” chuẩn bị, khi cô nói đèn nào dừng lại những trẻ cầm đèn đỏ sẽ giơ cao và cả lớp cùng nói “đèn đỏ” dừng lại.

+ Trò chơi 5: Tìm đúng nơi neo đậu

Mục đích: Giúp trẻ biết được các loại PTGT đường bộ, đường thủy, đường hàng không.

  Chuẩn bị: Tranh lô tô về các loại PTGT đường bộ, đường thủy, đường hàng không, rỗ, bảng nỉ.

 Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 tổ, mỗi tổ sẽ thực hiện theo yêu cầu của cô.

+ Tổ 1 : Chọn cho cô những PTGT đường hàng không gắn vào nơi neo đậu của các PTGT đường hàng không

+ Tổ 2 : Chọn cho cô những PTGT đường bộ gắn vào nơi neo đậu của các

PTGT đường bộ

Trong thời gian 3 phút tổ nào gắn nhiều tranh phương tiện theo đúng yêu

cầu của cô hơn là tổ chiến thắng.

5.3. Khả năng áp dụng.

Sau một thời gian áp dụng các bài thơ, trò chơi để đưa vào giảng dạy trong các hoạt động phát triển nhận thức, thẩm mỹ, ngôn ngữ, chơi ngoài trời,chơi hoạt động ở các góc. Tôi thấy trẻ rất thích thú và các chị em đồng nghiệp cũng dễ dàng lồng ghép vào các hoạt động. Qua đó, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt.

Khảo sát trẻ sau khi đưa các bài thơ, trò chơi vào các hoạt động

Số cháu khảo sát

Trẻ hứng thú

vào giờ học

Trẻ chưa hứng thú

vào giờ học

 

26 trẻ

 

6/26= 23,1%

 

19/26 = 76,9 %

 

 Đã được áp dụng dạy cho các cháu khối mẫu giáo trong trường Mầm Non Thanh Lương.

         6. Những thông tin cần được bảo mật: ( Không có)

         7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Điều kiện về con người: Giáo viên, trẻ mầm non 5 -6 tuổi.

8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Đối với trẻ: Sau mấy tháng sử dụng những bài thơ, trò chơi giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn giao thông trong các hoạt động phát triển nhận thức, hoạt động phát triển ngôn ngữ, hoạt động phát triển thẩm mỹ, tôi thấy trẻ tập trung chú ý, chủ động tích cực trong hoạt động và mạnh dạn, tự tin hơn, hứng thú, yêu thích, vui vẻ tham gia.Rèn sự khéo léo phối hợp giữa tay và mắt và các kỹ năng cơ bản cho trẻ khi tham gia các trò chơi.

Qua các bài thơ, trò chơi trẻ nhận biết và có ý thức về các hành vi bảovệ

môi trường và an toàn giao thông.

Đối với giáo viên: Giáo viên có ý thức nghiên cứu, tìm tòi học hỏi để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Biết sáng tác các bài thơ, trò chơi về bảo vệ môi trường và an toàn giao thông với nội dung gần gũi, quen thuộc với trẻ các lớp mẫu giáo vào tiết dạy tạo được hứng thú say mê trong giờ học của trẻ.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC