Skkn Cách tích hợp giáo dục An ninh quốc phòng trong một số văn bản Ngữ văn 9

 


    1. Là tác giả  đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Cách tích hợp giáo dục An ninh quốc phòng trong một số văn bản Ngữ văn 9”

         2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.

3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:  Giáo dục (Ngữ văn)

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 07/9/2020

          5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

          5.1. Tính mới của sáng kiến:

               “Giải pháp tích hợp giáo dục An ninh quốc phòng trong một số văn bản Ngữ văn 9” đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục về việc  lồng ghép giáo dục An ninh quốc phòng trong dạy học môn  Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung. Thông qua các phần tích hợp trong các tiết học, học sinh không những ôn lại mà còn giáo dục được niềm tự hào, sự trân trọng đối với truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân. Không những thế, các em còn có thể vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tế cuộc sống như nêu cao tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết  trong lớp, trong trường  cũng như ngoài xã hội. Bên cạnh đó học sinh hiểu được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ đất nước, bảo vệ hòa bình thế giới, nhất là trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng và phức tạp tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.

   5.2. Nội dung sáng kiến:

   5.2.1. Thực trạng

           An ninh quốc phòng là một nội dung quan trọng ở bậc THCS, nhằm giáo dục và nâng cao ý thức, phẩm chất đạo đức của các em, giúp các em hiểu về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc, có tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ tổ quốc. Vì các em là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên hiện nay trong trường học, giáo dục An ninh quốc phòng chưa phải là một môn học riêng biệt vì đội ngũ giảng dạy môn học này chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy việc lồng ghép vào trong các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng là một việc làm cần thiết.

          Tuy nhiên việc lồng ghép giáo dục An ninh quốc phòng trong dạy học môn  Ngữ văn 9 nói riêng và các khối lớp khác nói chung là nội dung tích hợp mới nên giáo viên còn có sự lúng túng. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy, mặc dù giáo viên có tích hợp nhưng còn qua loa, đại khái, chưa đạt hiệu quả.

          Còn về phía học sinh , các em còn nhỏ chưa nhận thức hết được nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa trong quá trình học tập, các em vẫn chưa có sự đoàn kết như còn hay gây mâu thuẫn, chia bè phái tạo nên sự chia rẽ. Các em còn thờ ơ về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, không hiểu hết được những khó khăn, gian khổ mà ông cha ta đã trải qua trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Nên các em cũng chưa nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực trạng đó được thể hiện cụ thể qua kết quả bài kiểm tra 15phút của các em lớp 92,3,5  năm học 2019- 2020 với câu hỏi: Trình bày suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc? Bản thân em đã làm gì để bảo vệ quê hương, đất nước?

          Và kết quả khảo sát qua bài kiểm tra  như sau:

Năm học

Tên lớp

Sĩ số

        Từ 8 -> 10

Từ 5 -> dưới 8

Dưới 5

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

2019- 2020

92,3,5

108

42

38,9

47

41,9

19

19,2

 

          Kết quả bài kiểm tra 15 phút cho thấy, số lượng em bị điểm dưới 5 còn nhiều, số lượng học sinh đạt điểm khá nhiều hơn so với số lượng học sinh đạt điểm giỏi.

       5.2.2. Giải pháp thực hiện.

          Với thực trạng trên cũng như nhận thấy vai trò của lồng  ghép giáo dục An ninh quốc phòng  để góp phần giáo dục thế hệ  tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tôi đã lồng ghép trong một số văn bản trong quá trình dạy học Ngữ văn 9.

     Quá trình lồng ghép, tôi thực hiện các bước như sau:

-                     Bước 1. Xác định nội dunh tích hợp.

-                     Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị.

-                     Bước 3: Cách tích hợp.

-                     Bước 4. Ý nghĩa của việc tích hợp.

    Tôi đã thực hiện việc lồng ghép An ninh quốc phòng trong một số văn bản như sau:

(1). Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”

      * Nội dung tích hợp: Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

      * Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm một số tranh ảnh về cuộc sống của Bác Hồ…

      * Cách tích hợp:

    Phần 2. Vẻ đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh

       Sau khi tìm hiểu xong lối sống của Bác Hồ, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày tranh đã sưu tầm (học sinh phải giới thiệu được cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác được thể hiện trong bức tranh).

        Giáo viên cho HS quan sát một số tranh nói về cuộc sống của Bác và chọn một bức tranh và hỏi:

 ? Bức tranh này cho ta biết Bác đang làm gì? Ở đâu?

    Sau đó giáo viên  giới thiệu nội dung của một bức tranh đã chuẩn bị.

 

   Bác chăm sóc vườn rau ti thôn Lũng Tu, xã Tân Trào,
                        huy
n Sơn Dương, tnh Tuyên Quang

                 

                 Bác H vi Đi đoàn Tiên phong ti Đn Giếng, 
    Đ
n Hùng 1954, Bác nói: Các vua Hùng đã có công dng nước
                    Bác cháu ta ph
i cùng nhau gi ly nước”

 

Bác H trng cây đa Công viên Thng nht Hà Ni ngày 11/1/1960

     * Ý nghĩa: Giúp học sinh thấy được trước kia, dù là anh ba đang làm phụ bếp trên tàu Đô đốc La Tusơ Tơrêvin, là Nguyễn Ái quốc trong những năm tháng đầy khó khăn ở thủ đô Pa ri s của nước pháp hay sau này là một vị chủ tịch nước sống kham khổ nơi chiến khu trong những năm kháng chiến, hay là một vị nguyên thủ quốc gia sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Hà Nội, thì cũng vẫn là một vị Hồ Chí Minh luôn gần gũi với mọi người, yêu lao động, hết sức giản dị và tiết kiệm.

    - Từ sự giản dị, thanh bạch của Bác, chúng ta sẽ nghĩ nhiều về nếp sống hiện nay: học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trước tiên chính là học tập lối sống giản dị, thanh bạch, tiết kiệm của Bác.

    - Từ việc tích hợp đó, lối sống giản dị của Bác sẽ ăn sâu vào tiềm thức, suy nghĩ của các em, các em sẽ luôn rèn luyện lối sống giản dị trong học tập cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

  (2). Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”

   * Nội dung tích hợp: Lấy ví dụ về mức độ tàn phá của chiến tranh, bom nguyên tử.

  * Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm tư liệu về mức độ tàn phá của chiến tranh, bom nguyên tử.

   * Cách tích hợp:

           Sau khi giáo viên và học sinh tìm hiểu tác động của chiến tranh hạt nhân đối với đời sống con người, giáo viên sẽ đặt câu hỏi: Ngoài những tác động trên, em hãy nêu những hiểu biết của em về tác hại của chiến tranh hạt nhân mà em biết đối với đời sống nhân loại?

  Sau đó giáo viên chốt bằng cách đưa thêm tư liệu về tác hại của chiến tranh hạt nhân (Kết hợp tranh ảnh và thuyết trình về hậu quả của chiến tranh hạt nhân).

                                             

                                      Chỉ còn lại đống tro tàn

 

                                     Những người còn sống sót

                           

 

                                         Nỗi đau truyền từ nhiều thế hệ

         Cấp độ nhỏ: Giết chết hàng trăm triệu người ngay lập tức. Chưa kể, nhiệt độ tăng lên hàng nghìn độ gây ra những đám cháy khắp vùng. Còn tiếp theo sau đó, những người sống sót sẽ tiếp tục bị chiếu bởi những tia bức xạ do các mảnh vỡ của bom vung ra khắp nơi, dẫn đến cái chết sớm hoặc bị bệnh tật kéo dài và chết chậm, làm biến đổi ghen, ung thư, dị tật…không chỉ ở một thế hệ mà rất nhiều thế hệ.

        Một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô nhỏ sẽ làm nhiệt độ trái đất giảm 2 đến 3 độ. Lượng mưa hàng năm cũng giảm 9%. Với 100 đầu đạn hạt nhân cùng nổ sẽ nén 5 triệu tấn carbon đen vào khí quyển. Nó sẽ hấp thụ nhiệt lượng từ Mặt Trời, ngăn chúng tiếp cận bề mặt Trái Đất. Sau một thời gian, carbon đen sẽ rơi xuống theo mưa, nhưng các nhà khoa học không thể xác định chính xác thời gian chúng biến mất khỏi bầu khí quyển. Sau một năm, nhiệt độ trung bình trên toàn Trái Đất sẽ giảm 1,1 độ C. Sau 5 năm, nhiệt độ Trái Đất sẽ giảm 3 độ C. Nhưng 20 năm sau, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng lên và chúng ta chỉ lạnh hơn 1 độ C so với trước khi chiến tranh hạt nhân nổ ra.

         Ở cấp độ toàn diện: Nếu xảy ra cuộc chiến hạt nhân trên quy mô toàn diện như thế này thì có thể khiến cho loài người tuyệt chủng. Hoặc, chỉ có một số ít sống sót (những người ở những vùng xa cuộc chiến) nhưng với mức sống và tuổi thọ chỉ tương đương với thời kỳ trước Trung cổ trong nhiều thế kỷ. Ngoài ra, nó cũng sẽ hủy diệt hệ sinh thái và tác động khủng khiếp đến khí hậu Trái Đất. “Mùa đông hạt nhân” là một giả thuyết mà các nhà khoa học Mỹ đưa ra vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Các nhà nghiên cứu cho rằng, sau chiến tranh hạt nhân, thời tiết và khí hậu Trái đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    * Ý nghĩa:  Một cuộc chiến tranh hạt nhân, dù lớn hay nhỏ cũng tác hại lớn và gây chết chóc khôn xiết cho con người, không chỉ trong phạm vi một hai quốc gia tham chiến mà còn ảnh hưởng rộng lớn. Thậm chí cho tất cả loài người trên toàn cầu không loại trừ một quốc gia nào. Chiến tranh hạt nhân có thể hủy diệt các dạng sống trên trái đất. Và có thể “tiễn” hành tinh xanh của chúng ta trở về thời nguyên thủy, sơ khai. Từ đó học sinh thấy được chống vũ khí hạt nhân là trách nhiệm của toàn thế giới.

(3).  Văn bản “Đồng chí” của Chính Hữu.

    * Nội dung tích hợp: Nêu những khó khăn vất vả và áng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh.

    *Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu những khó khăn, vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh.

    * Cách tích hợp:

    Với văn bản này, nội dung tích hợp tôi sẽ chia làm hai ý

  - Ý 1: Những khó khăn, vất vả của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh tôi sẽ tích hợp ở phần mở bài.

   Trước khi vào bài mới, giáo viên sẽ đặt câu hỏi: Qua sách, báo, đài, Internet

    em  biết gì về cuộc sống của bộ đội ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp?

    Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên giới thiệu vào bài mới.

GV: Bữa ăn của họ chỉ có khoai sắn, măng rừng chấm muối hoặc mấy bánh lương khô. Nửa đêm dọc đường hành quân, vừa ngồi nghỉ vừa nhai mấy nhúm gạo rang lót dạ. Gặp trời mưa giữa đêò cao, dốc đứng, với ba lô trên vai nặng 30kg họ phải đứng hàng giờ dưới mưa rát mặt mà không thể tìm ra chỗ ngồi nghỉ hoặc đặt tạm ba lô.

  - Ý 2: Sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh tôi sẽ tích hợp sau khi học sinh tìm hiểu xong đoạn nói về tình cảm gắn bó, keo sơn của những người lính trong chiến đấu

   Gv dẫn dắt: ngoài tình cảm đồng chí, đồng đội để làm nên những chiến công lẫy lừng, bộ đội ta còn có sự sáng tạo trong quá trình chiến đấu.

   GV: cho học sinh trình bày những hiểu biết của bản thân về sự sáng tạo của bộ đội, công an, thanh niên xung phong trong chiến tranh qua phần chuẩn bị, tìm hiểu của các em ở nhà.

    Sau đó giáo viên sẽ giới thiệu cho học sinh biết những sáng tạo trong cuộc sống cũng như trong chiến đấu của bộ đội ta.

 

Bom ba càng, do người lính Việt Minh tự chế tạo, sản xuất trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp: Đây là một loại bom hình chóp nón, đáy lõm, có ba càng, được làm bằng gang hàn kín, bên trong chứa thuốc nổ, bên ngoài có kíp nổ.

           Súng Bazôka, một công trình tập thể của ngành quân giới Việt Nam sản xuất. Đầu đạn tự chế, xuyên phá 750mm tường gạch và 76mm thép đồng nhất- nỗi kinh hoàng của quân đội Pháp trong chiến dịch Thu- Đông 1947.

 

Bếp Hoàng Cầm:  Việc nấu cơm phục vụ bộ đội ở chiến trường thường phải làm ban đêm và nhiều lần bị địch phát hiện dẫn đến nhiều tổn thất xương máu. Chiến sĩ nuôi quân Hoàng Cầm (thuộc đại đoàn 308) đã có sáng kiến: Đào những đường rãnh thoát bên sườn núi nối liền với bếp nấu, bên trên rãnh đặt cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Khói từ các bếp nấu bốc lên qua các đường rãnh, chỉ còn là một dải hơi nước tan nhanh khi rời khỏi mặt đất. Từ đó anh nuôi có thể thổi nấu ban ngày, bộ đội được ăn uống nóng trong mùa đông giá lạnh.

  * Ý nghĩa:  Qua những nội dung lồng ghép ANQP  trong tiết học, học sinh đã thấy được những khó khăn và sáng tạo của các chú bộ đội trong chiến tranh và qua đó đã giáo dục cho các em lòng tự hào, sự trân trọng và lòng biết ơn sâu đậm tới các thế hệ cha anh đi trước đã vượt qua mọi gian khổ, thiếu thốn để chiến đấu bảo vệ đất nước, cũng từ đó khích lệ các em cần phải cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để trở thành những công dân tốt, tiếp tục nối tiếp truyền thống yêu nước của ông cha ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước giàu mạnh.

   (4).  Văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

    * Nội dung tích hợp: Những tấm gương gan dạ, , mưu trí, sáng tạo của thanh niên xung phong trong kháng chiến.

    *Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu về tấm gương gan dạ, mưu trí, sáng tạo của thanh niên xung phong mà em biết.

    * Cách tích hợp:

     Sau khi tìm hiểu về ba nhân vật Phương Định, Nho, Thao, giáo viên đặt câu hỏi: Ngoài ba thanh niên xung phong trên, em hãy giới thiệu một tấm gương thanh niên xung phong mà em biết?

  Sau đó giáo viên giới thiệu cho học sinh về một vài tấm gương thanh niên xung phong: 10 cô gái thanh niên xung phong quê ở Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ qua một đoạn vi deo nói về công việc và sự hi sinh của của các cô ở trang web: https://youtu.be/0P-hmdBDXKs (cắt từ 2phút 15 đến 3phút 45).

    Sau khi học sinh xem vi deo xong, giáo viên sẽ đặt câu hỏi: Em cảm nhận được điều gì qua đoạn vi deo trên?

     Sau đó giáo viên sẽ sơ lược về trận đánh đã đi vào lịch sử làm nên tên tuổi của các cô trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

      Trưa ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 ( gồm 12 cô)  được lệnh san lấp hố bom sau khi máy bay Mỹ liên tục ném bom phá nát tuyến đường vận tải để nhanh chóng thôngđườngchoxequa.
      Nhận nhiệm vụ xong, mười cô (vì  một cô đi công tác, một cô ốm nằm ở nhà) đến hiện trường gấp rút triển khai công việc. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói và đã 3 lần các cô bị vùi lấp nhưng đều rũ đất đá đứng dậy tiếp tục làm việc. 16h30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc. Một quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm - nơi 10 cô gái của tiểu đội 4, Đại đội 552 đang tránh bom. Tất cả các chị đã hy sinh khi đang ở độ tuổi mười tám, đôi mươi và vẫn chưa có ai lập gia đình. 

      Ngã ba Đồng Lộc cũng đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
  Ngày nay, khu mộ của 10 cô gái thanh niên xung phong Tiểu đội 4 đã được xây dựng khang trang nằm cách tượng đài Chiến thắng Đồng Lộc gần 200m. 

  * Ý nghĩa: Học sinh thấy được, đất nước ta có rất nhiều tấm gương thanh niên xung phong. Họ đã đã vượt qua những khó khăn, gian khổ, nguy hiểm trên các chiến trường lập nên nhiều thành tích to lớn góp phần quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến và đã để lại tấm gương, tinh thần dũng cảm, lòng yêu nước cho các thế hệ thanh niên xung phong Việt Nam sau này. Từ đó các em học sinh sẽ noi gương các chị ở tinh thần dũng cảm, sự quyết tâm, tinh thần  đoàn kết, yêu thương lẫn nhau, sự lạc quan  trong học tập và trong cuộc sống.

5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:

        Đề tài Giải pháp tích hợp giáo dục An ninh quốc phòng trong một số văn bản Ngữ văn  9có khả năng áp dụng cho giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn 9 nói riêng và môn Ngữ văn nói chung  ở trường THCS trong toàn tỉnh Bình Phước.

        Ngoài ra còn có thể áp dụng trong công tác giảng dạy ở trường THCS cho các trường THCS trong thị xã Bình Long.

6. Những thông tin cần được bảo mật: không

7.  Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:  Để các giải pháp đạt hiệu quả tốt hơn cần các điều kiện như:

    - Vật chất: Phòng máy chiếu hoặc ti vi.

    - Về việc tiến hành sử dụng giải pháp cần:

     + Giáo viên cần có sự nghiên cứu thông tin liên quan, sử dụng hình ảnh hoặc   video phù hợp.

     + Học sinh cần có tính tích cực trong tìm hiểu thông tin.

         8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

           Sau khi áp dụng đề tài trên, bản thân tôi thấy các em hứng thú và yêu thích với những tiết lồng ghép giáo dục An ninh quốc phòng. Các em hiểu hơn về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc,  biết nhiều hơn các gương hi sinh anh dũng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Từ đó khơi dậy ở các em tinh thần yêu nước, sự đoàn kết, ý thức bảo vệ Tổ quốc. Các em nhận thức được việc làm của mình để phát huy truyền thống yêu nước như cố gắng học tập tốt, đoàn kết với bạn bè, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội… Và tôi cũng đã tiến hành khảo sát cho học sinh các lớp 92,3,5  năm học 2020- 2021 bằng bài kiểm tra 15 phút cũng với câu hỏi (tôi đã thực hiện với các em học sinh các lớp 92,3,5  năm học 2019- 2020):  Trình bày suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc? Bản thân em sẽ làm gì để bảo vệ quê hương, đất nước?

   Và kết quả khảo sát qua bài kiểm tra  như sau:

Năm học

Tên lớp

Sĩ số

Từ 8 -> 10

Từ 5 -> dưới 8

Dưới 5

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

2020- 2021

92,3,5

108

87

80,5

18

16,7

3

2,8

 

     Ta thấy rằng số lượng học sinh đạt điểm giỏi tăng lên rất nhiều 87 em so với 42 em (năm học 2019- 2020), số lượng học sinh bị điểm dưới 5 giảm rất nhiều 3m, so với năm học 2019- 2020 là 19 em.

     Từ kết quả trên cho thấy đa số các em hiểu và vận dụng được kiển thức vào thực tế, hiểu rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với đất nước. Đó cũng chính là cơ sở tạo nguồn nhân lực  xây dựng lực lượng vũ trang cho đất nước.  

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/  

Previous Post Next Post

QC

QC